Thực Trạng Du Học Sinh Hiện Nay

Thực Trạng Du Học Sinh Hiện Nay

Không thể phủ nhận số lượng học sinh đã và đang du học tại Nhật Bản đều tăng lên theo mỗi năm. Chính vì thế mà đây trở thành một vấn đề xã hội được khá nhiều người quan tâm và được truyền thông trong nước chú ý.

Thực trạng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

Cuộc sống của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản bên cạnh những hình ảnh màu hồng thì vẫn còn nhiều điều đáng trăn trở. Cụ thể như sau:

Do chi phí đắt đỏ và chỗ ở nhỏ hẹp nên nhà ở của du học sinh Việt Nam được xem như chỗ chứa đồ và nghỉ ngơi sau thời gian làm việc và học tập mệt mỏi của một ngày dài. Thời gian ở nhà tại Nhật Bản rất ít chỉ khoảng 4-5 tiếng/ngày vì họ còn phải đi làm để trang trải cuộc sống.

Những ai tranh thủ được thì có thể nấu cơm mang đi làm, đi học. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn dễ ăn hơn.

Nếu không đủ thời gian thì phải ăn cơm tại chỗ làm, nếu không may mắn được những chỗ nấu ăn ngon thì cũng phải cố ăn vì không ăn thì sẽ không có sức để học và làm. Còn lựa chọn ăn ở ngoài thì chi phí rất đắt.

Đa số thì các du học sinh chỉ có thời gian nghỉ ngơi vào buổi tối còn ban ngày thì phải vừa làm vừa học nên rất khó để có thời gian nghỉ.

Có ra khỏi vòng tay của bố mẹ mới biết cực khổ như thế nào. Nhiều khi rất muốn có một giấc ngủ trưa, một bữa ăn thật ngon nhưng nghĩ tới tiền nhà, tiền nợ tháng tiếp theo thì thật không dám dừng lại nghỉ ngơi.

Nếu mục đích chỉ đi du học thì hoàn toàn sẽ không có việc vất vả hay quá cực khổ. Tuy nhiên nếu vừa học vừa làm hoặc một số người còn trá hình cái mác du học sinh để kiếm tiền thì áp lực, cực khổ là lẽ đương nhiên. Chính vì thế ngay từ ban đầu bạn phải xác định rõ mục tiêu của mình là gì, là mở rộng kiến thức hay đi kiếm tiền để lựa chọn hình thức đi Nhật cho phù hợp.

Toàn bộ những thông tin trên của Mitaco thu thập được hi vọng sẽ giúp bạn hình dung đúng thực trạng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản và giúp bạn tìm được câu trả lời đúng đắn nếu bạn có ý định du học Nhật Bản.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để nhận ngay mức phí thấp chưa từng có.

Du học sinh Nhật Bản qua các thống kê mỗi năm

Theo thống kê cho thấy, số lượng du học sinh Việt Nam lựa chọn Nhật để du học nằm ở vị trí top 2 trên thế giới. Cứ mỗi năm thì số lượng du học sinh Việt Nam đến Nhật tăng khoảng 15% và chưa có dấu hiệu giảm.

Như các bạn cũng đã biết, đối với du học sinh thì chính phủ Nhật đưa ra quy định không được làm quá 28 giờ/ tuần. Tuy nhiên, thực tế thì rất nhiều du học sinh Việt Nam đang làm việc tới 20 giờ/ ngày.

Vào ngày 22/08/2017 chính Phủ Nhật sắc lệnh quyết định trục xuất 6000 du học sinh Việt Nam vì lý do làm việc quá 28 tiếng/ tuần tại 4 tỉnh như: Fukuoka, Osaka, Kagawa, Tokyo.

Số lượng các vụ phạm tội của người Việt Nam được thống kê có đến 2556 vụ. Nằm top 2 trong những vụ phạm tội do người nước ngoài gây ra tại Nhật Bản.

Ngoài Trung Quốc, Nepal, Myanmar, Sri Lanka thì Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 mà du học sinh bị Nhật Bản áp dụng chính sách nghiêm ngặt hơn khi nhập cảnh từ giữa tháng 3/2017.

Toàn bộ những thống kê trên đã cho ta thấy thực trạng du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay. Điều này đã tạo nên một ấn tượng không tốt về du học sinh Việt Nam trong mắt người Nhật Bản. Với những con số rơi vào báo động đỏ trên, du học sinh Việt Nam đang đối mặt rất lớn với 3 thách thức lớn nhất từ chính phủ Nhật về việc quản lý.

Không còn quá nhiều sinh viên được chấp thuận bởi các trường Nhật ngữ do các trường sẽ sàng lọc các ứng viên một cách nghiêm ngặt hơn, cùng với đó là chính phủ Nhật ban hành đóng 50% các trường dạy tiếng Nhật.

Tỉ lệ đậu COE/Visa không còn nhiều như trước, có thể nói là khá gắt gao do quy trình xét duyệt của Cục Quản Lý xuất nhập cảnh và đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cũng nghiêm khắc hơn trước rất nhiều.

Ranh giới mong manh giữa du học sinh và xuất khẩu lao động

Du học có nghĩa là sang Nhật để học tập, còn xuất khẩu lao động nghĩa là đi làm. Hai hành động này hoàn toàn khác nhau.  Mục đích của việc đi du học là nâng cao và mở rộng kiến thức nhằm phục vụ cho sự nghiệp lâu dài trong tương lai. Đây là sự đầu tư dài hạn và bạn cần phải tập trung mới thu được kết quả tốt nhất.

Còn nếu muốn vừa học vừa kiếm tiền thì tất nhiên cái giá mà phải đánh đổi là vất vả và vô cùng áp lực, từ đó còn có thể gây ra chán nản, áp lực. Là một trong những điều nổi bật của thực trạng du học sinh tại Nhật Bản. Cũng vì điều này mà mọi người dường như đang đánh đồng giữa du học và xuất khẩu lao động.

Chính vì thế hãy xác định rõ tư tưởng, học là học mà làm là làm để không tốn thời gian và tiền bạc.