A. In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a.
Việt Nam xuất khẩu gạo sang châu Phi
Việt Nam hiện nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, là nước xuất khẩu lớn thứ 3 (chỉ sau Trung Quốc và Italia) trên thế giới về trị giá, chiếm khoảng 10% thị phần trên thế giới; đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về thị phần tại cả 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.
Sản phẩm của ngành da giầy Việt Nam đã có mặt ở 45 nước, chủ yếu là Mỹ (đạt kim ngạch xuất khẩu 3,3 tỷ USD năm 2014, tăng 26,9% so với năm trước. Dự báo thị phần giày dép của Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng lên 12% vào năm 2018.
Thị trường EU đứng thứ hai đạt 1,76 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 31,15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc đạt 418,4 triệu USD, tăng 31,1% và chiếm tỷ trọng 7,4%; Nhật Bản đạt 284,4 triệu USD, tăng 4,4% và chiếm 5%; Hàn Quốc đạt 158,3 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ 2016 và chiếm 2,8%. Tổng cộng năm thị trường trên chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam.
Về túi xách, valy, cặp các loại, tính đến hết tháng 5/2017, Mỹ cũng đứng đầu thị trường xuất khẩu, đạt hơn 555 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 41,1% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách các loại của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường EU đạt gần 365 triệu USD, tăng 8,2% và chiếm tỷ trọng 27%; Nhật Bản đạt 146,5 triệu USD tăng 1,7% và chiếm 10,9%; Trung Quốc đạt 57,6 triệu USD, giảm 6,8% và chiếm 4,3%; Hàn Quốc đạt 52,8 triệu USD giảm 0,4% và chiếm 3,9%. Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 87,2% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách, cặp của Việt Nam.
Theo dự báo của các chuyên gia, kinh tế thế giới năm 2017 sẽ tốt hơn năm 2016 và Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dự báo năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có thể đạt 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.
Để đạt mục tiêu trên Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm da giày theo hướng khai thác lợi thế và tiềm năng mở cửa thị trường tại các nước tham gia FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Với kinh nghiệm và thành công qua 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ trên 550 doanh nghiệp, 700 ngàn lao động, 75% là lao động nữ, ngành da giày đang chờ đợi một nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, với những khuyến khích cần thiết về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng), hạ tầng cơ sở, tín dụng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 sẽ sản xuất khoảng 1,69 tỷ đôi giày dép, 311 triệu balô, túi xách, 63 triệu tấn da cứng… doanh thu Xuất khẩu của ngành sẽ đạt 24,5 tỷ USD.
Đăng ký hợp đồng để có thể xuất khẩu mặt hàng chủ đạo của nước ta – Gạo:
+ Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 (mười) ngày làm việc.
+ Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của thương nhân, Hiệp hội Lương thực Việt Nam có trách nhiệm đăng ký hợp đồng xuất khẩu của thương nhân theo đúng quy định của Bộ Công thương nếu thương nhân đáp ứng đủ các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 109/2010/ND-CP.
+ Trường hợp không chấp thuận đăng ký, Hiệp hội Lương thực Việt Nam phải có văn bản trả lời chậm nhất trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của thương nhân và nêu rõ lý do.
– Cơ quan đăng ký: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
– Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo gồm:
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu mặt hàng đồ chơi trẻ em
Điều kiện kinh doanh để có thể xuất khẩu gạo:
1. Có ít nhất 1 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Thủ tục hải quan đối với mặt hàng xuất khẩu chủ đạo là Gạo diễn ra như thế nào?
Các bạn cần phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ cần thiết sau:
– Tờ khai hải quan (02 bản chính)
– Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
– Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
– Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
– Tờ khai hải quan (02 bản chính)
– Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
– Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
– Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
– Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
Trên đây là những thủ tục, hướng dẫn việc xuất khẩu gạo dành cho các bạn. Nếu cần tìm thêm thông tin nào, hãy liên hệ ngay với Aramex hoặc thường xuyên cập nhật bài viết của Aramex nhé.
Xuất khẩu gạo – Mặt hàng xuất khẩu chủ đạo và hương lúa gạo Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình trên trường Quốc tế
Gạo là thực phẩm chính cho một nửa dân số thế giới và là một phần không thể thiếu đối với người dân châu Á. Trong 25 năm trở lại đây, thương mại gạo toàn cầu đã tăng từ 20 triệu tấn lên hơn 45 triệu tấn, và sự tăng trưởng này dự kiến sẽ vẫn tiếp tục. Đây là tin tốt cho các nhà sản xuất gạo châu Á và Việt Nam.
Thật vậy, kể từ khi Olam giới thiệu gạo Jasmine Việt Nam đến thị trường châu Phi vào đầu những năm 2000, gạo Jasmine đã được người tiêu dùng châu Phi chấp nhận và tăng trưởng nhanh chóng, và được cung cấp thông qua các thương hiệu nổi tiếng của chúng tôi như: “Royal Aroma” và “Royal Feast”.
Nhu cầu chính vẫn sẽ được thúc đẩy từ châu Phi và châu Á. Việt Nam chiếm đến 80%/năm tổng khối lượng xuất khẩu gạo sang 2 châu lục này, và đem lại cơ hội lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo hiện nay.
Olam tự hào là một trong số những doanh nghiệp đầu tiên giới thiệu gạo thơm Việt Nam đến người tiêu dùng tại châu Phi, và với khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục quảng bá gạo Việt Nam đến hầu hết các thị trường quan trọng trên thế giới.
Trong năm 2020, ngoài châu Phi, Philippines và Malaysia vẫn tiếp tục là 2 thị trường có tác động lớn đến xuất khẩu gạo Việt Nam, chất lượng và thị hiếu tiêu dùng của các nước này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng góp phần lớn vào doanh thu xuất khẩu và sinh kế cho nông dân trong năm nay.
Phục vụ cho mạng lưới phân phối toàn cầu của Olam với các nguồn cung chủ yếu từ Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ, nên chúng tôi có cái nhìn đặc biệt sâu sắc về nhu cầu cung và cầu ở mỗi nước, và hướng tới đảm bảo nguồn cung dài hạn. Có một nghịch lý là gạo rất quan trọng đối với an ninh lương thực, song lại góp phần vào biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng đến sản xuất lương thực. Riêng sản xuất lúa đã chiếm đến 10% tổng lượng khí thải metan nhân tạo toàn cầu, nên việc sản xuất lúa hướng bền vững là “chìa khóa” giúp ngành nông nghiệp phát triển thịnh vượng và giảm tác động môi trường tại châu Á.