Tiếng Anh không chỉ là công cụ để nghiên cứu, học tập, làm việc, khám phá những nền văn hóa đa dạng mà còn tạo điều kiện để nắm bắt những cơ hội tốt hơn. Bạn có thể may mắn khi thành công nếu không giỏi tiếng Anh nhưng tiếng Anh sẽ giúp bạn đến với thành công nhanh hơn. Với vốn tiếng Anh tốt, nếu không có cơ hội nắm bắt việc làm tại nước ngoài thì với thị trường lao động trong nước, bạn hoàn toàn có thể đầu quân cho các công ty lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia – nơi tiếng Anh gần như là ngôn ngữ sử dụng hàng ngày. Trong bài nghiên cứu trao đổi này tôi sẽ trình bày về cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. 2. Nội dung 2.1. Lợi thế nếu sử dụng Tiếng Anh thành thạo Sử dụng thành thạo Tiếng Anh có rất nhiều lợi thế trên toàn thế giới. Chỉ riêng tại khu vực Đông Nam Á, người lao động Việt Nam buộc phải làm chủ tiếng Anh nếu không muốn bị tụt hậu trong cuộc đua năng lực, cạnh tranh vị trí cao cấp với lực lượng lao động giỏi tại Singapore, Phillipines, Malaysia, Indonesia... - những nước vốn coi tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ hoặc là ngôn ngữ thứ hai bắt buộc. Trong khi đó, với lợi thế được phép tự do di chuyển lao động trong khu vực kinh tế chung của 10 quốc gia AEC, nguồn nhân lực Việt Nam nếu vững tiếng Anh sẽ có cơ hội tiếp cận với hơn 6.000.000 đầu việc hấp dẫn cùng cơ hội được cấp quyền cư trú dài hạn tại các nước thành viên AEC. Chưa kể, hiện trên thế giới có trên 50 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai và tiếng Anh chính là ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới trong tất cả các lĩnh vực từ kinh doanh, thương mại, truyền thông cho đến du lịch, ngoại giao... Học tiếng Anh do đó là “lựa chọn vàng” mở ra hàng loạt cơ hội việc làm hấp dẫn trong nền kinh tế thời kỳ hội nhập. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết, ba thách thức lớn nhất đối với lao động Việt Nam tại AEC là “kỹ năng, tác phong công nghiệp và tiếng Anh”. Các chuyên gia khác cũng cho biết, AEC tuy mở ra nhiều cơ hội mới nhưng đồng thời cũng kèm theo không ít “nguy cơ” tụt hậu nếu lực lượng lao động Việt Nam chỉ chú trọng đầu tư chuyên môn mà xem nhẹ vai trò của tiếng Anh. Chính vì vậy, sẽ không quá lời nếu khẳng định tiếng Anh là tấm vé thông hành không thể thiếu cho bất kỳ ai mong muốn khẳng định bản thân trong thời kỳ hội nhập. Ngôn ngữ Anh đã, đang và sẽ tiếp tục là ngành học then chốt dẫn lối thành công. 2.2. Ngành ngôn ngữ Anh học gì Ngành Ngôn ngữ Anh là ngành nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh – loại ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới. Chương trình đào tạo ngành này là giúp sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Đây còn là ngành học nghiên cứu về lịch sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Trước hết, học ngôn ngữ Anh chắc chắn sẽ học tập các môn học liên quan đến lý thuyết và thực hành Tiếng như Nghe, nói, đọc, viết, biên phiên dịch, cách thuyết minh, thuyết trình bằng tiếng Anh. Song song đó, là các môn học liên quan đến Văn hóa, đất nước, con người Anh Quốc, các kiến thức liên quan đến nền kinh tế toàn cầu để đóng vai trò kết nối các nền văn hóa…Khi theo đuổi ngành học này, sinh viên sẽ được lĩnh hội đầy đủ kiến thức về Anh ngữ như một lẽ đương nhiên. Nhưng song song đó, chính kinh nghiệm tích lũy được từ các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi học thuật, văn nghệ, phong trào sinh viên, các module thực hành… mới là cách để trau dồi nhanh nhất. Ví dụ tại Trường Đại học Sao Đỏ, bên cạnh kiến thức chuyên môn, nhà trường còn tăng cường đào tạo các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như kỹ năng thuyết phục, làm việc nhóm, giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống... phục vụ cho việc phát huy tối đa những điểm mạnh của sinh viên đối với ngành nghề đầy sáng tạo, thách thức và năng động này. Với phương pháp đào tạo chủ động, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh trường Đại học Sao Đỏ được khuyến khích khả năng tự tìm tòi nghiên cứu, phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy phản biện thông qua việc thực hiện các đề án, tiểu luận… từ đó có cơ hội học tập với giáo viên bản xứ và nhiều chương trình trao đổi, giao lưu với sinh viên quốc tế. Bên cạnh những kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ, văn hóa Anh Mỹ, sinh viên ngành ngôn ngữ Anh còn được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn cần sử dụng thành thạo tiếng Anh. 2.3. Cơ hội nghề nghiệp với sinh viên ngành ngôn ngữ Anh Với cách đào tạo gắn liền thực tế, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể hòa nhập nhanh vào môi trường đa văn hóa, có phổ nghề nghiệp rộng và linh hoạt chuyển đổi ngành nghề. Tùy theo sở thích và sở trường, các bạn sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí như biên phiên dịch trong doanh nghiệp, các cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ; giảng dạy tại các trung tâm ngoại ngữ hay các cơ sở giáo dục; nhân viên truyền thông, tổ chức sự kiện tại các công ty nước ngoài,…Ngoài ra, theo khảo sát của các trang tuyển dụng uy tín, trung tâm dự báo nguồn nhân lực thành phố, SV có năng lực tiếng Anh tốt thì khả năng tìm kiếm việc làm dễ hơn và có mức thu nhập cao hơn. Một nguồn nhân lực chất lượng cao, giỏi ngoại ngữ và chuyên môn sẽ hỗ trợ đắc lực khi giao dịch với các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty. Hơn thế nữa, đội ngũ giỏi ngoại ngữ này sẽ ứng phó nhanh với bất ổn trong môi trường kinh doanh, mang lại nhiều hợp đồng hợp tác với đối tác nước ngoài, tối ưu hóa quá trình chuyển giao công nghệ và tri thức. Lý do vì sao mà ngày càng nhiều doanh nghiệp luôn dành “điểm cộng” cho ứng viên có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo. Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường đại học. Trong xu thế hội nhập, ngôn ngữ Anh trở thành công cụ nghề nghiệp vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, với lợi thế đó, người học ngành Ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? nên chọn công việc nào phù hợp và học Ngôn ngữ Anh có thể làm việc ở đâu?…luôn là vấn đề mà người học quan tâm. Sinh viên Ngôn ngữ Anh luôn có nhiều cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hoặc thậm chí là một “công việc toàn cầu”. Đặc biệt với việc Việt Nam ký Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, tham gia hiệp định tự do mậu dịch với Châu Âu và Hàn Quốc, Cộng đồng kinh tế ASEAN đã chính thức hình thành từ ngày 31/12/2015 thì cơ hội nghề nghiệp đối với các cử nhân tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh luôn luôn rộng mở. Việc sở hữu tốt một ngoại ngữ sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh cao trong công việc, nếu ngoại ngữ đó là tiếng Anh thì cơ hội tìm cho bản thân một nghề nghiệp toàn cầu hoàn toàn trong tầm tay. Với sự giao thoa về kinh tế và văn hóa giữa các nước phát triển trong xu thế toàn cầu hóa thì nhu cầu nhân lực của ngành Ngôn ngữ Anh càng đòi hỏi nhiều hơn ở mọi lĩnh vực đời sống. Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể chọn cho mình những công việc phù hợp, sở hữu mức lương hấp dẫn cũng như trải nghiệm môi trường làm việc năng động, đa văn hóa ở các vị trí: – Trở thành chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực tài chính, du lịch, khách sạn, ngoại giao, xuất nhập khẩu; – Chuyên viên biên – phiên dịch công tác ở nhà xuất bản, phóng viên quốc tế; – Thư ký, trợ lý đối ngoại trong các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, Bộ Ngoại giao, Lãnh sự quán; – Giảng dạy về Ngôn ngữ Anh tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, Trung tâm Ngoại ngữ…. Với các công việc trên, các bạn sinh viên ra trường có thể thể hiện năng lực của mình tại: – Ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính, công ty chứng khoán, công ty du lịch; – Các hãng thông tấn, báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh; – Bộ phận ngoại giao, quan hệ quốc tế thuộc Đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan thuộc Bộ ngoại giao; – Các trường đại học, viện ngôn ngữ, trung tâm ngoại ngữ; – Các cơ quan ban ngành, công ty trong nước và quốc tế có sử dụng tiếng Anh. 2.4. Sinh viên ngành ngôn ngữ Anh cần làm gì để có cơ hội việc làm tốt Để thành thạo và có khả năng sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn cũng như đạt được thành công với những công việc trên đòi hỏi sinh viên không ngừng nỗ lực học hỏi, thường xuyên cập nhật kiến thức mới từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Bên cạnh việc tiếp nhận các kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ, kĩ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, mỗi sinh viên phải tự trang bị thêm các kiến thức về kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cùng các hoạt động giao lưu quốc tế khác để bổ sung các kiến thức, kĩ năng cần thiết phục vụ cho công việc và cuộc sóng sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên cần năng động, nhiệt tình tham gia vào các cuộc thi, các câu lạc bộ tiếng Anh, tích cực giao lưu học hỏi với các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức,…nhằm làm tăng lợi thế cạnh tranh và bản lĩnh sau khi ra trường. 3. Kết luận Chúng ta có thể khẳng định lại rằng cơ hội việc làm với sinh viên ngành ngôn ngữ Anh là rất lớn.Với sự trang bị đầy đủ cả về kiến thức chuyên ngành lẫn kỹ năng hội nhập, sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh sinh viên có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường đa văn hóa, đảm nhiệm nhiều vị trí công tác khác nhau tùy theo sở thích và sở trường: biên - phiên dịch trong các công ty, cơ quan ngoại giao, tổ chức nước ngoài; dịch thuật cho các nhà xuất bản, tòa soạn, đài truyền hình; chuyên viên marketing, tổ chức sự kiện, trợ lý trong các công ty nước ngoài; giảng dạy tại các cơ sở giáo dục hoặc làm việc tại các công ty du lịch, nhà hàng khách sạn…Triển vọng nghề nghiệp và cơ hội việc làm rộng mở là điều kiện để ngành Ngôn ngữ Anh được đưa vào chương trình giảng dạy ở rất nhiều trường đại học hiện nay. Các bạn sinh viên hãy cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, rèn luyện tốt để có cơ hội việc làm tốt nhất cho mình.
Cuốn sách “Một khóa học về ngữ âm”
Đây là cuốn sách viết về các bài đọc về âm học của giọng nói. Cuốn sách bao gồm tất cả các bài báo cổ điển trong lĩnh vực Tiến Anh. Cuốn sách được cấu trúc cẩn thận để trình bày cho học sinh một bức tranh mạch lạc về quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ và sóng âm tương ứng và giải thích các quy luật chi phối các quan hệ này.