Mỹ từ lâu đã là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Không tự nhiên mà nền giáo dục của đất nước cờ Hoa lại thu hút được nhiều du học sinh đến vậy? Để giải đáp thắc mắc, hãy cùng TH Immigration theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về những ưu điểm nổi bật nền giáo dục Mỹ.
Phương pháp giáo dục của Mỹ mang tính trải nghiệm
Bởi sở hữu nguồn tài nguyên vô cùng phong phú nên học sinh, sinh viên có cơ hội được đào tạo thực tế liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu. Đa số các trường Đại học tại Mỹ đều có mối liên kết với các nhà tuyển dụng và các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm thực tế.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình làm việc của sinh viên sau này. Thậm chí, nhiều trường đại học còn yêu cầu sinh viên phải được đào tạo thực tế để tốt nghiệp.
Ngày này, các trường cao đẳng và đại học tại Mỹ tập trung vào đa khía cạnh của các môn học, trang bị cho sinh viên tầm nhìn tốt hơn về lĩnh vực của mình. Điều này giúp sinh viên được học tập và phát triển một cách toàn diện.
Dưới đây là một số số liệu thú vị về giáo dục tại Hoa Kỳ:
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn những ưu điểm nổi bật của nền giáo dục Mỹ cũng như giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống giáo dục tại đây. Có thể nói, Mỹ chính là tương lai tuyệt vời dành cho các du học sinh với mong muốn có thể học tập trong môi trường chất lượng, hiện đại bậc nhất toàn cầu.
Hotline+zalo: 0984757110 & 0916353533
🏢Công ty TNHH dịch vụ tư vấn TH (TH immigration)
❤️16 Đặng Tất, phường Tân Định, Quận 1, Vital Building, TP.HCM
Ngoài 6-8 tiếng học ở trường phổ thông, trẻ em Nhật Bản còn học thêm vào buổi tối, chủ nhật, ngày lễ ở các trường luyện thi Juku.
Sau khi vào cấp một, học sinh Nhật Bản sẽ tham gia những khóa học bổ túc, học tăng cường nhằm chuẩn bị kiến thức tốt nhất để vào trường cấp hai chất lượng, sau đó là trường cấp ba danh giá.
Các lớp học thêm được tổ chức vào buổi tối và các chủ nhật, ngày lễ. Vì trung bình một ngày học tại trường kéo dài 6-8 giờ nên các em phải tích cực học thêm vào thời gian rảnh. Hình ảnh phổ biến vào 9h tối tại Nhật Bản là đường sá đầy những đứa trẻ vội vã trở về nhà sau giờ học thêm.
Juku (hay còn gọi là trường luyện thi) là hiện tượng phổ biến tại Nhật Bản với số lượng học viên hầu hết đến từ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông. Ở Nhật Bản, các trường juku được coi là phần bổ sung cho trường học phổ thông. Các lớp học juku thường được tổ chức từ ba đến bốn lần một tuần.
Có hai dạng trường Juku. Thứ nhất là trường học thuật. Đây là nơi giáo viên sẽ ôn luyện cho học viên tất cả kiến thức được dạy ở trường phổ thông hoặc cung cấp tài liệu mà học viên không được học ở trường phổ thông.
Thứ hai là trường phi học thuật, nơi giáo viên thúc đẩy học viên bộc lộ, phát triển các tài năng. Ở đây, học viên có thể lựa chọn chương trình học dựa theo khả năng hoặc sở thích cá nhân bao gồm Nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Judo, trà đạo, biểu diễn sân khấu, ca hát và các trò chơi cờ bàn.
Trong chương trình đào tạo phổ thông tại Nhật Bản, các môn học được coi là môn chính bao gồm: Toán, tiếng Nhật, Khoa học xã hội, Thủ công, Âm nhạc và Giáo dục thể chất. Hiện tại hầu hết trường tiểu học Nhật Bản giảng dạy môn tiếng Anh. Những môn học phụ là Sống khỏe, Khoa học máy tính, Mỹ thuật, Kinh tế gia đình và Nghệ thuật truyền thống như học thơ haiku, luyện thư pháp.
Học sinh tiểu học Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Nhật Bản nổi tiếng với những quy định học đường nghiêm ngặt. Tất cả học sinh chỉ được phép để màu tóc tự nhiên, không được nhuộm. Ở nhiều trường công lập và tư thục, nam sinh không được phép để tóc dài, phải cắt tóc ngắn, gọn gàng.
Các quy tắc cho nữ sinh nhiều hơn, bao gồm: không làm tóc xoăn, không dùng mỹ phẩm, sơn móng tay, đồ trang sức (ngoại trừ đồng hồ). Học sinh chỉ được đi tất màu trắng, đen hoặc xanh đen.
Nếu làm sai quy định, học sinh sẽ bị phạt bằng nhiều hình thức nhưng đều rất nghiêm khắc. Ví dụ, nếu đi tất màu nâu, học sinh sẽ bị tịch thu tất.
Tại trường học Nhật Bản, học sinh không được phép sử dụng điện thoại di động. Các em có thể dùng điện thoại ở bãi đỗ xe trước khi vào trường, giữa các giờ học hoặc sau khi học. Nếu phát hiện học sinh sử dụng điện thoại vào thời gian hoặc tại khu vực không được phép, giáo viên có quyền tịch thu.
6. Không có xe đưa đón học sinh
Học sinh Mỹ và các nước phương Tây có thể đã quen với xe bus đưa đón học sinh nhưng học sinh Nhật Bản không sử dụng phương tiện giao thông này. Các em thường đi bộ, đi xe đạp hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm. Để an toàn, học sinh Nhật Bản thường đi thành từng nhóm nhỏ.
Học sinh dưới 18 tuổi tại Nhật Bản phải tuân thủ giờ giới nghiêm vào lúc 10h tối. Tại các thành phố sẽ có những quy định khác nhau về hoạt động bị cấm thực hiện. Tuy nhiên, nhìn chung các em dưới 18 tuổi sẽ không được phép đến rạp chiếu phim hoặc đánh bạc sau 10h tối.
Trước khi du học, ứng viên cần chuẩn bị đủ tiền chi trả quãng thời gian học tập vì sẽ không hiệu quả nếu vừa học vừa làm cùng lúc để trang trải chi phí. Tại Nhật Bản, học bổng du học miễn phí rất hiếm. Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng việc học từ đại học lên thạc sĩ vì tại quốc gia này, có rất ít cơ hội chuyển từ trường đại học này sang trường đại học khác.
Hồ sơ tuyển sinh vào các trường đại học Nhật Bản sẽ có quy định khác nhau nhưng nhìn chung bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau: hộ chiếu còn hiệu lực, bài luận, bằng tốt nghiệp THPT hoặc đại học (đối với ứng viên học cao học), thư giới thiệu của cá nhân, tổ chức tại quê nhà, giấy chứng nhận không mắc bệnh nguy hiểm (như HIV/AIDS, bệnh lao), bản sao hộ chiếu, thư tài trợ hoặc sao kê ngân hàng.
Ngoài ra, ứng viên người nước ngoài muốn du học Nhật Bản cần trải qua kỳ thi EJU (kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Nhật và trình độ của du học sinh nước ngoài) bao gồm các môn thi như tiếng Nhật, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Toán học.
Nếu bạn từng thắc mắc nền giáo dục Mỹ có gì khác so với Việt Nam thì có thể tham khảo một số điều được liệt kê trong bài viết dưới đây. Tất nhiên trong phạm vi bài viết này Hotcourses Vietnam không thể đề cập hết các điểm độc đáo của nền giáo dục Mỹ nên nếu bạn muốn có góc nhìn sâu sát hơn thì vẫn nên trực tiếp trải nghiệm rồi rút ra kết luận bằng cách lên đường du học Mỹ.
Đổi ngành và chuyển trường không phải là chuyện lạ
Hệ thống giáo dục Mỹ khá linh động khi cho phép sinh viên đổi ngành học hay thậm chí là chuyển trường nếu cảm thấy bản thân không phù hợp với lựa chọn ban đầu. Thủ tục thay đổi ngành hay trường sẽ không thể nhanh gọn và ắt hẳn sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc của bạn nhưng ít nhất đó vẫn là một sự lựa chọn bạn có thể cân nhắc. Tuy nhiên bạn không nên vì thế mà quyết định ngành học hay trường đại học một cách tùy tiện mà tốt nhất hãy cố gắng suy xét mọi thứ thật kỹ đễ đỡ phải tiêu tốn công sức và nguồn tài chính không đáng có.
Nền giáo dục Mỹ luôn mong muốn sinh viên của mình phát triển một cách toàn diện nên sẽ cho phép bạn chọn học một số môn trái ngành để có góc nhìn đa chiều hơn về thế giới. Chẳng hạn như nếu bạn học ngành Kỹ sư thì vẫn có thể chọn học một lớp về Tâm lý để hiểu hơn về con người hoặc một lớp về Truyền thông để biết cách giới thiệu dự án của mình đến với nhà đầu tư. Suy cho cùng thì mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều có liên quan không ít thì nhiều với nhau nên không có môn học nào là lãng phí.