Trường Nghề Tôn Đức Thắng Chơn Thành

Trường Nghề Tôn Đức Thắng Chơn Thành

Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Tôn Đức Thắng công bố điểm sàn các ngành trình độ đại học theo phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Hợp tác doanh nghiệp và Cựu sinh viên

Phòng C0003, Nhà C 19 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Phong, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 37 76 10 42 Email: [email protected] Website: https://ceca.tdtu.edu.vn

Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Hiện thực hóa chiến lược phát triển Trường Đại Học Tôn Đức Thắng trong việc đào tạo và bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên. Tiến đến việc mở rộng đào tạo cho người học theo yêu cầu.

Thu nhập xứng đáng với năng lực, được nhận phụ cấp theo hiệu quả công việc sau 6 tháng làm việc.

Không gian làm việc hiện đại, thân thiện; thời gian làm việc linh hoạt theo từng nhóm đối tượng.

Phúc lợi tốt: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kiểm tra sức khỏe định kỳ, ...

Môi trường làm việc năng động, khuyến khích sáng tạo, tôn trọng sự khác biệt.

Cơ hội phát triển rộng mở: học nâng cao chuyên môn, thăng tiến trong sự nghiệp, ...

Con đường mang tên một nhà lãnh đạo mẫu mực và bình dị - một tấm gương sáng ngời - một chiến sĩ cộng sản suốt đời đấu tranh hy sinh vì lý tưởng cách mạng - người mà chúng ta vẫn quen gọi với cái tên trìu mến: Bác Tôn. Đó chính là cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng - người bạn, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và con đường mang tên ông tại thành phố Vĩnh Yên.

Đồng chí Tôn Đức Thắng, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 trong một gia đình nông dân tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hòa Hưng, Tổng Định Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Năm1906, sau khi học xong bậc sơ học ở trường tiểu học Long Xuyên, Tôn Đức Thắng rời quê lên Sài Gòn học việc và làm thợ ở nhiều nơi. Truyền thống quật cường của quê hương đất nước và cuộc sống giai cấp công nhân đã sớm rèn luyện lòng yêu nước, thương dân trong con người Tôn Đức Thắng.

Năm 1912, ông tham gia cuộc bãi khóa của học sinh trường Cơ khí Á Châu (còn gọi là trường Bá Nghệ - nay là trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng) đòi thực hành quy chế của trường, chống đánh đập học sinh, phong trào này đã được công nhân Ba Son hưởng ứng. Năm 1915 - 1917, ông học thợ máy ở trường Bá Nghệ, nhưng chưa học xong đã bị động viên sang Pháp làm lính thợ phục vụ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tôn Đức Thắng làm việc trên chiến hạm France, xưởng Arsenal, quân cảng Toulon. Năm 1919, Tôn Đức Thắng bị điều động tới một đơn vị hải quân được lệnh tiến công Xêvaxtôpôn trên bờ Hắc Hải trấn áp nước Nga Xô Viết mới ra đời. Tôn Đức Thắng đã cùng các bạn lính thợ tham gia phản chiến bằng hành động kéo lá cờ đỏ lên cột cờ chiến hạm.

Năm 1920, Tôn Đức Thắng rời nước Pháp trở về Sài Gòn, ở đây ông đã vận động những người có cùng chí hướng thành lập “Công hội bí mật”. Dưới sự lãnh đạo của Công hội mà đồng chí Tôn Đức Thắng là Hội trưởng, phong trào công nhân Sài Sòn - Chợ Lớn phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân đóng tàu ở Ba Son vào tháng 8 năm 1925.

Năm 1926, Tôn Đức Thắng tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tổ chức tiền thân của Đảng CSVN). Năm 1927, ông được bầu vào Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn - Chợ Lớn và Kỳ bộ Nam Kỳ. Cuối năm 1929, ông bị thực dân Pháp bắt trong vụ án Bac-bi-ê. Tòa án thực dân Pháp kết án 20 năm khổ sai, đày ra Côn Đảo.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, ông trở về đất liền và bắt tay ngay vào cuộc chiến đấu mới của đồng bào Nam Bộ cùng nhân dân cả nước chống thực dân Pháp xâm lược.

Kể từ sau cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 6/1/1946, đồng chí Tôn Đức Thắng đã lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Tổng thanh tra của Chính phủ và quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ năm 1947, Trưởng Ban vận động thi đua ái quốc Trung ương, chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam; Năm 1960, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa II, đồng chí được bầu làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đến năm 1969, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tại kỳ họp đặc biệt Quốc hội khóa III, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI - Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, đồng chí được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Có thể nói, đồng chí Tôn Đức Thắng đã hiến dâng cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc và cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, đồng chí là một hình ảnh trong sáng của tinh thần cách mạng bất khuất và đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đồng chí Tôn Đức Thắng là một gương mẫu đạo đức cách mạng: suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”.

Cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng chí Tôn Đức Thắng vinh dự được nhận Huân chương sao vàng - Huân chương cao quý của nước Việt Nam, Huân chương Lê nin của nước Nga Xô Viết, Huân chương Soukhe - Bator của nước Mông Cổ và nhiều phần thưởng cao quý khác. Do tuổi cao, sức yếu, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã qua đời vào ngày 30/3/1980 tại Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.

Ghi nhớ công lao to lớn của cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đối với Tổ Quốc và nhân dân, nhiều tuyến phố, con đường, trường học trong cả nước đã vinh dự, tự hào được mang tên ông.

Đường Tôn Đức Thắng có độ dài khoảng hơn 7km, đi qua địa bàn của phường Đống Đa, phường Khai Quang thuộc thành phố Vĩnh Yên và xã Hương Sơn, xã Thiện Kế thuộc huyện Bình Xuyên. Đây có thể coi là 1 con đường dài nhất của thành phố hiện nay. Điểm đầu là nơi giao cắt với đường Hai Bà Trưng, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, điểm giữa giao cắt với đường Nguyễn Tất Thành, chạy dọc theo khu công nghiệp Khai Quang và điểm cuối nối với tỉnh lộ 310 tỏa ra cụm công nghiệp Bình Xuyên và khu du lịch Đại Lải (thành phố Phúc Yên)...

Với những người con Vĩnh Yên, cũng như nhiều đơn vị, doanh nghiệp tới làm ăn kinh doanh trên địa bàn Vĩnh Phúc đều nhận rõ: đường Tôn Đức Thắng có một vị trí rất quan trọng, là niềm tự hào to lớn của người dân thành phố nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Con đường chính là “huyết mạch” gắn kêt giữa trung tâm thành phố với trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh. Bên cạnh đó con đường được ví như là điểm nhấn trong quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ của thành phố Vĩnh Yên, để từ đó mở ra những cơ hội trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà Vĩnh Phúc với các vùng trọng điểm kinh tế của cả nước hiện tại và tương lai...

Trên suốt dọc dài của con đường, sẽ đưa chúng ta đi qua cả một vùng đất thuộc phường Khai Quang - nơi xưa kia là những đồi gò và đồng ruộng đan xen, thì nay đã và đang hình thành một trung tâm phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp sầm uất và năng động với những trung tâm thương mại, cửa hàng, dịch vụ, các công ty, doanh nghiệp trong nước và liên doanh nước ngoài...

Hiện nay, người dân sinh sống trên tuyến đường này chủ yếu tập trung ở tổ dân phố Thanh Giã 1 và 2, thuộc phường Khai Quang với khoảng trên 70 hộ và chủ yếu là làm nghề kinh doanh vừa và nhỏ, với đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trong khu vực và công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Khai Quang...

Nằm trên đường Tôn Đức Thắng còn có trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị như: Trường trung cấp kỹ thuật Tăng Thiết Giáp, 1 số công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Công ty may mặc, Công ty TNHH cơ khí chính xác Việt Nam 1...

Hành trình tiếp theo mà tuyến đường Tôn Đức Thắng đi qua đó chính là địa bàn xã Hương Sơn và xã Thiện Kế (huyện Bình Xuyên)... Nơi đây từng ghi dấu những mốc son lịch sử không thể nào quên đối với mỗi người dân Việt Nam. Đó là sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên ở Vĩnh Phúc năm 1933 - Chi bộ Đồn Điền Tam Lộng...

Và dãy núi Đinh này, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược vào khoảng tháng 1/1951, quân và dân ta đã có một chiến thắng vang dội ghi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam những chiến công oanh liệt đó là chiến thắng trong chiến dịch Trần Hưng Đạo...

Từng ngày mới đi qua, nhìn hình ảnh những công nhân trên mọi nẻo đường đang hối hả, tấp nập đổ dồn về tuyến đường Tôn Đức Thắng rồi vào ca tại các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn như thế này... tất cả như đang phơi phới, như đang khẳng định một niềm tin vào quá trình hội nhập, CNH - HĐH của đất nước, hướng tới sự giàu mạnh, hạnh phúc cho mỗi chúng ta và toàn xã hội...

Đi trên con đường mang tên “Bác Tôn” cảm nhận rõ sự khởi sắc từng ngày của quê hương Vĩnh Phúc anh hùng, trong tâm khảm mỗi chúng ta lại càng thêm tự hào trước những công lao to lớn của các bậc tiền nhân đã hi sinh xương máu cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do và điều đó như tiếp thêm một động lực lớn để chúng ta tiếp tục học tập, dựng xây quê hương Vĩnh Phúc ngày thêm giàu mạnh, phồn vinh.