Toeic Thi 2 Kỹ Năng Gì

Toeic Thi 2 Kỹ Năng Gì

Chúng ta hay nghe những câu như “đi thi Toeic”, “mình cần Toeic 500 điểm” hay “trường mình yêu cầu Toeic 4 kỹ năng để xét tốt nghiệp ra trường”.

Quy đổi điểm TOEIC 4 kỹ năng với IELTS

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về kỳ thi TOEIC, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về cấu trúc đề thi và tham khảo những tips học hữu ích!

Cấu trúc bài thi Listening và Reading

Các bạn chắc hẳn đã cảm thấy rất quen thuộc với bài thi này vì nó đang được sử dụng rất phổ biến. Bài thi Nghe và Đọc có số điểm tối đa cho mỗi phần thi là 495 điểm. Tổng điểm cả 2 phần thi là 990 điểm. Mỗi phần thi sẽ có 100 câu hỏi và được chia làm 7 part: Bài thi Nghe từ part 1 đến part 4, Bài thi Đọc từ part 5 đến part 7.

Vì bài thi Nghe và Đọc đã quá quen thuộc với các bạn rồi nên Athena sẽ chỉ lướt qua những chi tiết quan trọng nhất thôi, Athena sẽ tập trung chủ yếu vào giải đáp các băn khoăn của bạn về bài thi Speaking và Writing nhé!

Giai đoạn 3: Luyện đề chuyên sâu 4 kỹ năng

Lúc này, người học đã nắm vững được cả 4 kỹ năng TOEIC. Ở giai đoạn này, bạn cần tối thiểu đạt được :

Kỹ năng nghe: Bạn nên bắt đầu luyện nghe với các phần sát với cấu trúc đề thi TOEIC sao cho có thể hiểu những ý của người nói trong những đoạn ghi âm phục vụ cho kỳ thi TOEIC.

Bài luyện nghe sẽ có 4 phần, hãy nghe luyện nghe từng phần cho đến khi thành thạo rồi mới chuyển sang phần khác. Bạn cũng nên ghi chú lại những từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp ở câu mình làm sai để cải thiện ở những lần nghe tiếp theo.

Kỹ năng đọc: Bạn nên nâng cao và hoàn thiện vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp đồng thời rèn luyện kỹ năng đọc lướt và đọc chi tiết thông qua các bài đọc trong những đề thi TOEIC

Các bài đọc sẽ yêu cầu đọc hiểu nội dung chính, sau đó liên kết những dữ liệu trong bài để tìm đáp án đúng. Vì vậy trong quá trình ôn luyện, bạn nên dịch từng bài ra để hiểu hết nội dung, highlight những câu làm sau và tìm phần giải thích tương ứng.

Kỹ năng nói: Bạn cũng cần nâng cao và hoàn thiện vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp trong văn nói, học cách trả lời câu hỏi và những kỹ năng cần thiết cho kỳ thi TOEIC của mình như kỹ năng giải thích, phản xạ linh hoạt,…

Kỹ năng viết: Bạn sẽ cần nâng cao, và hoàn thiện vốn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp dùng cho văn viết và văn phong cách học cách sử dụng kết hợp nhiều loại câu trong các bài viết liên quan đến kỳ thi TOEIC

I. Giới thiệu về kỳ thi TOEIC 4 kỹ năng

TOEIC (Test of English for International Communication) là bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh, do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service – ETS) cấp.

TOEIC có thể được xem là một trong những chứng chỉ ngoại ngữ uy tín giúp bạn chứng tỏ năng lực ngoại ngữ và tiếp cận với nhiều cơ hội trong công việc. Vì thế, rất nhiều bạn đăng ký các lớp TOEIC hoặc tự học tiếng Anh tại nhà để tham gia kỳ thi này.

Đối tượng nên thi TOEIC 4 kỹ năng

TOEIC 2 kỹ năng trong một số trường hợp vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng hoặc chuẩn đầu ra tại các trường Đại học. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các bạn có điểm TOEIC 2 kĩ năng Nghe và Đọc rất cao nhưng vẫn chưa thể giao tiếp tốt và soạn thảo văn bản một cách chuyên nghiệp trong môi trường làm việc quốc tế. Vì vậy, các nhà tuyển dụng muốn chọn lọc những người ứng tuyển có năng lực tốt hơn bằng cách kiểm tra kỹ năng Nói và Viết, họ yêu cầu điểm TOEIC 4 kỹ năng. Nếu bạn muốn có một slot vào làm việc trong các doanh nghiệp này thì bắt buộc bạn phải học và thi TOEIC 4 kỹ năng.

Tuy nhiên, với xã hội ưa chuộng tiếng Anh như bây giờ thì dù không bắt buộc chứng chỉ TOEIC 4 kỹ năng thì bạn cũng nên cân nhắc dự thi, vì nó sẽ giúp cho CV của bạn “đẹp” hơn, “đẳng cấp” hơn rất nhiều, chứng tỏ khả năng tiếng Anh của bạn rất tốt có thể đánh bại rất nhiều đối thủ.

Nghe đến TOEIC 4 kỹ năng có thể nhiều bạn sẽ cảm thấy dè chừng vì nghĩ nó rất khó những các bạn đừng quá lo lắng nhé bởi vì từ vựng trong bài thi TOEIC Nói và Viết thường liên quan đến môi trường kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày nên bạn sẽ có nhiều dịp để ứng dụng những từ vựng mình đã học được trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, về phần ngữ pháp của bài thi viết cũng không quá lắt léo, “làm khó” bạn nhiều đâu, nó chỉ ở mức vừa phải, chỉ cần bạn viết đúng và đủ thì việc “ẵm” điểm cao về tay chỉ là chuyện nhỏ thôi nha!

Giai đoạn 2: Nâng cao từ vựng và ngữ pháp TOEIC

Ở giai đoạn thứ hai, bạn cần bổ sung vốn từ vựng của mình cũng như là khả năng nói, phát âm, ngữ điệu, cách sử dụng câu, v.v

Với giai đoạn B+ (2,5 tháng) bạn cần đạt được mục tiêu tối thiểu ở 4 kỹ năng như sau:

Bên cạnh luyện các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết như giai đoạn trước, bạn hãy nâng cấp từ vựng và ngữ pháp để chinh phục band điểm cao hơn.

Sau khi bạn có một vốn từ vựng nhất định, bạn hãy dành thời gian ngồi liệt kê những từ mà bạn đang biết theo chủ đề và chọn một chủ đề bạn thích. Giờ thì dựa trên các gốc từ đó, bạn mở rộng ra và học cách dùng của chúng. Những từ bạn có thể mở rộng ra từ từ gốc: Synonym (từ đồng nghĩa), Collocation hoặc là theo hướng Word Family (họ từ), các loại từ này đều có trên từ điển Oxford hoặc Cambridge.

Ví dụ: Liệt kê Word Family (họ từ) của động từ ‘establish’:

Đừng quên ôn tập thường xuyên sau mỗi lần nạp từ vựng mới, có như vậy kiến thức mới được ghim sâu vào não bộ, chứ không phải học ngấu nghiến chăm chỉ mấy ngày liên tiếp rồi bỏ bẫng nó đi. Học kết hợp với ứng dụng MochiVocab để khả năng ghi nhớ đạt hiệu quả tốt nhất bạn nhé.

Sau khi nắm chắc kiến thức cơ bản của phần ngữ pháp, bạn cần nâng cấp ngữ pháp ở giai đoạn này. Thay vì học những cấu trúc câu đơn giản, bạn hãy học thêm những cấu trúc nâng cao, thường gặp trong bài thi TOEIC. Khi học một chủ điểm mới, bạn nên kết hợp đặt câu vào vở viết, vừa tự nói và phát âm thật lớn câu đó để giúp bạn thực hành thêm nhiều kỹ năng trong một lần học.

Giai đoạn 1: Củng cố kiến thức nền tảng, làm quen với cấu trúc bài thi

Ở giai đoạn đầu tiên, bạn sẽ làm quen với cấu trúc của bài thi TOEIC 4 kỹ năng bao gồm Listening, Speaking, Reading và Writing bằng việc xây dựng nền tảng từ những cấu trúc ngữ pháp cơ bản như viết câu văn, email.

Với giai đoạn A+ (2 tháng) bạn cần đạt được mục tiêu:

Dưới đây là những kiến thức kiến thức nền tảng bạn có thể tham khảo để học hiệu quả hơn:

Từ vựng hỗ trợ cho cả 4 kỹ năng tiếng Anh (Nghe – Nói – Đọc – Nói), có vốn từ vựng bạn sẽ dễ dàng diễn đạt thông điệp của mình một cách chính xác và lưu loát. Vì vậy bạn nên dành nhiều thời gian để tích lũy và vận dụng thành thạo phần kiến thức này.

Trong thời gian đầu, bạn cần học khoảng 1500 – 2000 từ vựng thường xuất hiện trong bài thi TOEIC. Con số này không phải quá lớn nhưng bạn nên học đến đâu chắc đến đấy, đặc biệt là những ai tự học tiếng Anh tại nhà. Đừng vội nhồi nhét một lúc quá nhiều từ vựng trong một lần học, hãy chia theo chủ đề để tăng hiệu quả ghi nhớ.

Bạn có thể bắt đầu với những nguồn từ vựng cơ bản như Sách: 600 Essential Words for The Toeic, Vocabulary in Use, v.v

Ngoài ra, những ứng dụng học từ vựng như MochiVocab sẽ là trợ thủ đắc lực hỗ trợ bạn trong quá trình học từ vựng của bạn. App có các khóa dành cho kỳ thi TOEIC giúp bạn tiết kiệm thời gian tự tìm kiếm và tổng hợp từ. MochiVocab có cách học từ vựng theo dạng flashcard, có đầy đủ audio phát âm, hình ảnh minh họa và câu ví dụ để bạn có ấn tượng sâu sắc hơn về từ vựng so với việc học qua sách hay ghi chép đơn thuần.

Đặc biệt là, MochiVocab giúp bạn phân loại từ vựng đã học theo mức độ ghi nhớ (5 cấp độ) và tính toán “thời điểm vàng” – thời điểm bạn chuẩn bị quên kiến thức đã học. Khi thời điểm vàng đến, MochiVocab sẽ gửi thông báo ôn tập để bạn ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn.

Phát âm là nền tảng đầu tiên khi học tiếng Anh, việc nói chuẩn sẽ giúp bạn giao tiếp tiếng Anh tự nhiên và lưu loát hơn. Chính vì vậy, bạn nên bắt đầu luyện phát âm đúng ngay từ đầu, tránh lỗi sai không đáng có sau này. Cách luyện tốt nhất là học theo bảng phiên âm IPA (International Phonetic Alphabet), đây là hệ thống ký hiệu ngữ âm quốc tế. Hiểu đơn giản, IPA là bảng ký hiệu ngữ âm Latin để tạo phiên âm cho tất cả ngôn ngữ trên thế giới, giúp mọi người hiểu được cách đọc tiếng Anh.

Hãy học cùng video hướng dẫn, bạn có thể tham khảo danh sách dạy phát âm của kênh Youtube BBC Learning English. Các bài giảng chi tiết, rõ ràng từng âm tiết để bạn dễ dàng đọc theo. Trong lúc luyện nói, hãy ghi âm lại giọng đọc của mình để đối chiếu với audio và chỉnh lại cách đọc đúng.

Nhắc đến ngữ pháp, chúng ta thường nghĩ đến những bài giảng cùng công thức khô khan, dễ gây chán nản cho người học. Nhưng ngữ pháp là một phần cần thiết giúp câu văn của bạn được sắp xếp, liên kết mạch lạc và rõ ý hơn. Trong quá trình luyện thi TOEIC, bạn cần nắm chắc những cấu trúc ngữ pháp cơ bản và những cấu trúc thường gặp trong bài thi.

Một số chủ điểm ngữ pháp mà bạn có thể tham khảo để cải thiện kiến thức nền tảng:

Kỹ năng nghe: Bạn sẽ khó tiếp nhận được những từ mà bạn không hiểu. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, hãy luyện nghe những video ngắn bạn thích, vì nghe các chủ đề bạn quan tâm sẽ giúp bạn tăng hứng thú học tập. Những video này cần có sẵn phụ đề, phát âm rõ ràng để bạn kiểm tra lại xem đã nghe đúng chưa. Việc luyện nghe thường xuyên như vậy sẽ giúp tăng phản xạ nghe của bạn.

Kỹ năng đọc: Bạn không cần ép mình đọc những tài liệu dài và chuyên sâu. Một cách đơn giản hơn để đưa việc đọc tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày là theo dõi các tài khoản xã hội tiếng Anh và đọc những đoạn chia sẻ của họ. Bạn cũng có thể lưu lại những từ vựng, cấu trúc hay để học thêm.

Kỹ năng nói: Một cách dễ áp dụng để luyện nghe là nói theo video tiếng Anh (shadowing). Sau khi nghe một đoạn thông tin, bạn có thể tạm dừng để nhắc lại nội dung luyện nghe và cố gắng mô phỏng giống nhất về cách nói. Cách này vô cùng hiệu quả để bạn luyện nói tiếng Anh lưu loát và tự nhiên.

Kỹ năng viết: Bạn sẽ có cơ hội thực hành từ vựng và cấu trúc ngữ pháp đã học trước đó qua việc luyện viết. Và bạn có thể rèn kỹ năng bằng viết viết nhật ký, hay đơn giản là viết những dòng chia sẻ ngắn trên mạng xã hội bằng tiếng Anh. Thực hành từ câu đơn đến câu ghép, bạn sẽ biết cách liên kết từ vựng một cách chặt chẽ, bền hơn.