Rạng sáng hôm nay (17/8) theo giờ Việt Nam, Forbes đã có những thay đổi về con số tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, theo dữ liệu thời gian thực (real-time).
Hỗ trợ VinFast 'cho đến khi hết tiền': Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện giàu thế nào?
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ hỗ trợ VinFast 'cho đến khi hết tiền” và hiện ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không lo lắng gì. Ông chủ tập đoàn Vingroup hiện có tài sản trị giá bao nhiêu và triển vọng của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái ra sao?
"Hỗ trợ VinFast cho đến khi hết tiền" là khẳng định của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) Phạm Nhật Vượng trong cuộc phỏng vấn độc quyền của tạp chí Mỹ Bloomberg, được đăng tải đúng dịp kỉ niệm 5 năm khánh thành nhà máy sản xuất ô tô VinFast (14/6/2019-14/6/2024).
Ngủ đủ 8 tiếng, không có gì lo lắng
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) Phạm Nhật Vượng cho biết, ông ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không lo lắng gì. Tỷ phú chia sẻ, VinFast không chỉ là một dự án kinh doanh mà còn là một dự án cống hiến. VinFast sẽ sớm đạt điểm hòa vốn và có thể tự chủ.
Theo tỷ phú Phạm Nhật Vượng, mặc dù mới chỉ bắt đầu sản xuất xe hơn 5 năm trước đây, nhưng giờ VinFast đã bước chân vào thị trường Mỹ và đang cạnh tranh với các tập đoàn lớn như Tesla hay Hyundai. VinFast cũng đang xâm nhập các thị trường như Ấn Độ và Indonesia.
Ông chủ của hãng xe điện Việt Nam tự tin có thể chèo lái đưa VinFast vượt qua các thách thức, bất chấp việc những đại gia toàn cầu như Toyota hay Volkswagen đang gặp khó khăn.
VinFast niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hồi tháng 8/2023, giá cổ phiếu tăng 700% trong hai tuần đầu. Tuy giá cổ phiếu đến nay đã giảm và tỷ lệ cổ phiếu thả nổi chỉ khoảng 2%, nhưng ông Phạm Nhật Vượng không vội vàng tăng tỷ lệ thả nổi.
Trên thực tế, VinFast đang đối mặt với nhiều thách thức để trở thành thương hiệu thành công trên phạm vi toàn cầu. Các hãng xe điện Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu xe điện giá rẻ và Tesla đang giảm giá xe.
VinFast giao 9.689 xe trong quý I năm nay, mới chỉ khoảng 10% tổng kế hoạch dự kiến 100.000 xe của cả năm 2024.
Nhà phân tích Ken Foong của Bloomberg Intelligence nhận định VinFast cần xây dựng thương hiệu và cạnh tranh với các đối thủ lớn. “Sẽ không dễ để thành công tại Mỹ. Điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và tiền đầu tư”, ông nói.
Theo thông tin chia sẻ trên Bloomberg, từ năm 2017 đến cuối quý I/2024, Vingroup, các công ty thành viên và các tổ chức tài chính đã cung cấp cho VinFast khoảng 12,9 tỷ USD. VinFast đang xây nhà máy ở North Carolina, đã khởi công ở Ấn Độ và có kế hoạch xây nhà máy ở Indonesia.
Theo ông Phạm Nhật Vượng, VinFast là sứ mệnh, danh dự và tương lai của Vingroup nên không bao giờ “buông” VinFast.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện giàu ra sao?
Ông Vượng là nhà lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Tập đoàn Vingroup hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.
Theo Bloomberg, tính tới thời điểm phỏng vấn, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu khối tài sản khoảng 5,3 tỷ USD.
Con số này chưa đủ để ông Phạm Nhật Vượng lọt top 500 tỷ phú USD của Bloomberg. Tính tới ngày 16/6, người đứng thứ 500 trong danh sách của Bloomberg là tỷ phú Tsai Eng-Meng đến từ Đài Loan (Trung Quốc), với khối tài sản trị giá 5,84 tỷ USD.
Hồi đầu năm 2024, theo bảng xếp hạng của Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng có khối tài sản hơn 9 tỷ USD và xếp thứ 257 toàn cầu. Khối tài sản của ông Phạm Nhật Vượng được tính toán dựa trên số lượng cổ phần Vingroup và VinFast mà vị doanh nhân này sở hữu.
Còn theo Forbes, tính tới ngày 16/6, ông Vượng có khối tài sản là 4,2 tỷ USD.
Bên cạnh VinFast và Vingroup, ông Vượng còn sở hữu CTCP VMI (lĩnh vực bất động sản) và CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM - lĩnh vực taxi điện)…
TPO - Trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2023 của Forbes, Việt Nam có 6 đại diện. Năm nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,3 tỷ USD.
Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2023. Trong đó, Việt Nam có 6 gương mặt quen thuộc, gồm: Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Nguyễn Đăng Quang.
Năm nay, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,3 tỷ USD, thấp hơn con số 6,2 tỷ USD của năm ngoái. Đây là lần thứ 11 ông Vượng góp mặt vào danh sách này.
Ông Phạm Nhật Vượng vẫn dẫn đầu danh sách người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 4,3 tỷ USD.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo có tài sản 2,2 tỷ USD, xếp thứ hạng 1.368. Năm nay tài sản của bà Thảo cũng giảm so với 3,1 tỷ USD năm 2022. Bà Thảo hiện giữ vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank, Phó Hội đồng quản trị và CEO hãng hàng không VietJet Air.
Tỷ phú ngành thép Trần Đình Long sở hữu 1,8 tỷ USD, giảm so với 3,2 tỷ USD năm ngoái. Ông hiện đứng thứ 1.647 thế giới
Ông Hồ Hùng Anh lần thứ 5 góp mặt trong danh sách này. Tài sản của ông năm nay còn 1,5 tỷ USD.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco Trần Bá Dương được đưa vào danh sách tỷ phú từ năm 2018, hiện có 1,5 tỷ USD.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Nguyễn Đăng Quang xuất hiện trong danh sách năm thứ 3 liên tiếp. Tài sản của ông hiện là 1,3 tỷ USD.
Đáng chú ý, các tỷ phú Việt đều có tài sản suy giảm so với năm ngoái, tổng cộng sở hữu 12,6 tỷ USD. Trong khi theo công bố của Forbes năm 2022, tổng cộng các tỷ phú Việt Nam sở hữu 21,2 tỷ USD, tương đương mất 8,6 tỷ USD sau 1 năm.
Để có tên trong danh sách này, phương pháp được Forbes lựa chọn là đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại ngày 10/3.
Năm nay, Forbes lựa chọn tỷ phú thế giới có 2.640 người, ít hơn 28 người so với năm ngoái. Hàng loạt biến động trong năm qua khiến nửa số tỷ phú trong danh sách bị giảm tài sản. Tổng cộng, các tỷ phú sở hữu 12.200 tỷ USD, giảm 500 tỷ USD so với năm ngoái.
Người giàu nhất thế giới hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm CEO LVMH - Bernard Arnault với 211 tỷ USD. Theo sau là CEO Tesla Elon Musk với 180 tỷ USD, ông chủ Amazon Jeff Bezos 114 tỷ USD và Chủ tịch Hội đồng quản trị hãng phần mềm Oracle Larry Ellison 107 tỷ USD.
Ngày 18/12, VinFast và Tập đoàn Marubeni (Marubeni) chính thức công bố Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác tái sử dụng pin xe điện hướng đến mục tiêu phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Biên bản ghi nhớ đánh dấu bước tiến quan trọng trong quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên, cũng như đóng góp mạnh mẽ cho mục tiêu giảm mức khí thải nhà kính của Việt Nam và thế giới.
Đặc biệt, trong buổi lễ ký kết này có sự góp mặt của ông Phạm Nhật Quân Anh - Phó Tổng Giám đốc Khối sản xuất VinFast và là con trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch tập đoàn Vingroup. Dù có bố là người giàu nhất Việt Nam theo Forbes nhưng đời tư của ông Phạm Nhật Quân Anh rất kín tiếng. Theo tìm hiểu, vị doanh nhân này sinh năm 1993 và không nắm giữ chức vụ nào tại Vingroup. Ông đã từng nắm giữ 0,5% vốn điều lệ của VinFast vào năm 2021. Trong đợt phát hành ESOP tới đây của tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Quân Anh sẽ mua 150.000 cổ phiếu VIC, dự kiến vào ngày 21/12.
Ông Phạm Nhật Quân Anh (bên trái) đang bắt tay với lãnh đạo Marubeni.
Ông Quân Anh lần đầu tiên được công chúng biết đến một cách chính thức là qua lời kể của tỷ phú Phạm Nhật Vượng về câu chuyện dạy con trên báo Tuổi trẻ đầu năm 2019. "Cậu cả" được ông Vượng đưa đến gặp cùng trong buổi phỏng vấn. "Để cho anh ấy học hỏi. Nghe xem các chú các bác, rồi bố làm việc như thế nào. Chứ bình thường bạn ấy toàn tiếp xúc với đội trẻ hơn mình thì khó vươn lên được", ông Vượng chia sẻ.
Tuy nhiên, hiện nay có không ít những thiếu gia, thiên kim trong thế hệ 9X (sinh năm 1990 trở lại đây) cũng đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh giống như cha mẹ mình. Có người đã trở thành "cánh tay" đắc lực cho chính bố mẹ của mình, tuy nhiên cũng có những người chọn đi theo con đường riêng.
Những thiếu gia, thiên kim đang làm giúp đỡ công việc kinh doanh của bố mẹ
Một trong những vị thiếu gia nổi bật là con của thế hệ doanh nhân F1 phải kể đến ông Đỗ Vinh Quang, Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội, Phó Tổng giám đốc T&T Group. Ông được biết đến là con trai thứ hai của ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch SHB và là chồng của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh.
Đỗ Vinh Quang sinh năm 1995, tốt nghiệp Cao học ngành Tài chính tại Anh. Khi mới 20 tuổi, vị thiếu gia này đã gây chú ý với việc mời được CLB Manchester City sang Việt Nam thi đấu giao hữu. Ông cũng là người xúc tiến thương vụ cho SC Heerenveen (Hà Lan) mượn Đoàn Văn Hậu với thời hạn 1 năm.
Đến năm 2020, khi mới 25 tuổi ông Đỗ Vinh Quang đã trở thành Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội và là Chủ tịch trẻ nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Hiện tại, ngoài chức cao nhất tại CLB Hà Nội, ông còn là Phó Chủ tịch tập đoàn T&T. Hiện vị doanh nhân sinh năm 1995 này đang sở hữu gần 91 triệu cổ phiếu SHB với tổng giá trị khoảng gần 1.000 tỷ đồng.
Ông Đỗ Vinh Quang, Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội
Người thứ hai có thể kể đến là bà Tiên Nguyễn, Phó tổng giám đốc phát triển thị trường thời trang cao cấp DAFC. Tiên Nguyễn tên thật là Nguyễn Thảo Tiên, sinh năm 1997, hiện đang sinh sống tại TP.HCM, là một trong những gương mặt nổi tiếng thuộc hội "rich kid" Việt Nam. Bà là ái nữ của "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn và doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên.
Dù còn rất trẻ nhưng hiện Tiên Nguyễn đã được bố tin tưởng và giao cho nhiều vị trí khác nhau ở Tập đoàn IPP như Giám đốc Quỹ vì cộng đồng IPP kiêm Phó tổng giám đốc phát triển thị trường thời trang cao cấp của "đế chế" xa xỉ DAFC.
Tiên Nguyễn và anh trai Phillip Nguyễn từng nhận giải thưởng Doanh nhân TP.HCM tiêu biểu 2020. 'Rich kid 9x' cũng vừa nhận giải thưởng Female Icon tại Male Icon Awards 2022 hồi đầu năm nay. Dấu ấn mảng thời trang của con gái ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng vô cùng ấn tượng. Những lần xuất hiện của tiểu thư 9x đều “gây bão” bởi gu thời trang và khí chất chuẩn “fashionista”. Cô trở thành cái tên được săn đón, thường xuyên có mặt tại các show diễn thời trang đình đám trên thế giới như: Chanel, Roberto Cavalli, Giorgio Armani, Dolce&Gabbana,...
Tiên Nguyễn, Phó Chủ tịch DAFC.
Một gương mặt trẻ đáng chú ý khác trong ngành ô tô là ông Nguyễn Anh Tú - sinh năm 1998 - Tổng giám đốc của CTCP Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam - một trong những nhà sản xuất lắp ráp ô tô lớn nhất trên thị trường thuộc hệ sinh thái TC Group.
Ông Nguyễn Anh Tú là con trai của ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ tịch TC Group. Doanh nhân 25 tuổi này cũng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc TC Group và nhiều vị trí khác tại các công ty thành viên trong tập đoàn.
CEO Hyundai Thành Công Việt Nam - Nguyễn Anh Tú.
Một trong những vị doanh nhân đang gây chú ý trên thị trường chứng khoán phải kể đến ông Nguyễn Đức Anh, Chủ tịch Chứng khoán DSC. Vị doanh nhân này sinh năm 1995, hiện nắm giữ trực tiếp và gián tiếp tổng cộng khoảng 143 triệu cổ phiếu DSC, tương đương với gần 70% vốn doanh nghiệp.
Ông Đức Anh là con trai của ông Nguyễn Quốc Hoàn - Chủ tịch Tập đoàn Thành An. Ông Hoàn là anh trai ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch Tập đoàn Thành Công. Chứng khoán DSC được giới thiệu là một thành viên của TC Group.
Lượng cổ phiếu DSC ông Nguyễn Đức Anh vào danh sách người trẻ giàu có bậc nhất thị trường chứng khoán với lượng tài sản khoảng 2.800 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Anh, Chủ tịch DSC.
Những doanh nhân 9X tự xây dựng "cơ nghiệp" riêng
Dù sinh ra trong gia đình có bố/mẹ là doanh nhân sở hữu "núi" tài sản khổng lồ, những vẫn có những thiếu gia, thiên kim vẫn chọn cho mình lối đi riêng mà không phụ thuộc vào người nhà. Trong đó phải kể đến ông Nguyễn Tấn Danh, Chủ tịch HĐQT CTCP Filmore.
Ông Nguyễn Tấn Danh sinh năm 1990, tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, tiếp thị và tài chính tại Đại học San Francisco (Mỹ). Sau khi trở về Việt Nam, ông Danh gia nhập vào Quỹ Đầu tư Openasia và công ty Chứng khoán Bản Việt với vai trò Chuyên viên nghiên cứu, phân tích thị trường.
Sau đó, sự nghiệp của ông Nguyễn Tấn Danh rất thuận buồm xuôi gió, sớm giữ nhiều vị trị quan trọng tại Tập Đoàn. Ở tuổi 26, ông được bổ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch Phát Đạt. Tuy nhiên, đến tháng 6/2018, ông Nguyễn Tấn Danh đã tách ra và thành lập CTCP Phát triển Bất động sản Filmore, tập trung vào ngách high-touch (bất động sản cao cấp).
Chia sẻ về việc tách ra lập Filmore, ông Nguyễn Tấn Dnah từng cho biết trong thời gian làm tại Phát Đạt, có một người bác đã nói với ông rằng, những cây non lúc nào cũng được tán cây đại thụ xung quanh che phủ trước mưa bão thì sẽ khó có thể vươn cao được. Câu nói đó đã góp phần thúc đẩy vị doanh nhân bước ra khỏi vùng an toàn.
"Bạn có nhớ lời một câu rap của Đen Vâu không? "Ai cũng nghĩ mình thật to tát đến khi đời cho một cái tát to. Hoặc trường hợp khác, việc đó tạo cho mình sự tự ti, sợ sai vì không có trải nghiệm, va vấp để rút ra bài học kinh nghiệm. Tôi sợ mình rơi vào những trường hợp đó", ông Tấn Danh chia sẻ.
Ông Nguyễn Tấn Danh, Chủ tịch HĐQT Filmore.
Vị doanh nhân đặc biệt trong danh sách này hiện đang là Youtuber, Founder của một start-up là ông Lê Đắc Giang. Vị doanh nhân này là con trai thứ hai của ông Lê Đắc Sơn, nguyên Tổng Giám đốc VPBank (từ năm 2002 - 2009) và hiện là Chủ tịch HĐQT Đại học Đại Nam.
Ông Đắc Giang đã có thời gian dài 4 năm sinh sống và học tập tại Mỹ. Sau khi học xong, "cậu út" nhà ông Lê Đắc Sơn cũng thử sức ở một vài công việc nhưng vì không đủ đam mê nên anh sớm bỏ cuộc. Ông cũng đang làm việc trong một ngân hàng với vị trí cao và nhiều cơ hội nhưng vẫn quyết định nghỉ việc vì môi trường đúng là "khó giúp người không muốn giúp mình".
Sau một thời gian nghỉ ngơi và nghiên cứu, ông Lê Đắc Giang nhận ra ở Việt Nam chưa có kênh YouTube chuyên về điện ảnh, trong khi mô hình này lại rất thành công ở nước ngoài. Từ đó, tìm những người bạn có cùng chí hướng và bắt đầu tạo kênh Youtube Phê Phim. Kênh YouTube của Lê Đắc Giang không chỉ dừng lại ở mảng phim và hệ sinh thái mà còn phát triển thêm nhiều kênh như Phê Truyện, Phê Game, Phê Vlog, tất cả đều đạt vài trăm nghìn lượt theo dõi.
Ra mắt vào tháng 5/2017, Phê Phim là kênh YouTube review phim số 1 Việt Nam. Hiện tại, sau gần 6 năm thành lập, Phê Phim đã có gần 1,7 triệu người đăng ký, thu hút tổng cộng hơn 700 triệu lượt xem.
Ông Lê Đắc Giang, Founder của Phê Phim.
Bên cạnh những doanh nhân đã có những thành tựu riêng nói trên, trong thời gian gần đây, rất nhiều những "rich kid" trong thế hệ 9X và cả sinh năm 2000 đang nổi lên khi sở hữu khối tài sản "kếch xù". Họ cũng đều là con của những vị "đại gia" đình đám trên sàn chứng khoán.