Nữ Sinh Đậu Cornell University

Nữ Sinh Đậu Cornell University

Trần Khánh Linh (18 tuổi, từ Nghệ An) vừa trúng học bổng ASEAN, em sẽ theo học ngành Khoa học Dữ liệu và AI tại ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore).

Học sinh giỏi 12 năm liên tiếp, đạt nhiều giải thưởng

Hoàng Bảo Trân là học sinh giỏi 12 năm liền, IELTS 8.5, điểm SAT đạt 1530/1600.

Năm 2021, Trân đạt giải nhất học sinh giỏi TP.HCM môn tiếng Anh. Cùng năm đó nữ sinh đạt 52,7 điểm xét tuyển lên lớp 10, đứng nhất chuyên Anh của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Năm 2023, bạn đạt huy chương vàng Olympic 30-4 môn tiếng Anh. Năm 2024, Trân đạt giải nhì học sinh giỏi TP.HCM môn tiếng Anh.

Ngoài giỏi tiếng Anh, Trân còn biết tiếng Đức khi là học sinh cấp II Trường THCS - THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM)...

Trân đậu học bổng toàn phần của các trường đại học ở Mỹ như Trường Lafayette College, Trường Skidmore College, Trường Knox College, Trường Centre College, Trường Gettysburg College, Trường College of Wooster, Trường Lawrence University, Trường DePauw University...

Hành trình trải nghiệm RMIT của bạn luôn tiếp tục kể cả khi bạn tốt nghiệp.

Tham gia Cộng đồng Cựu Sinh viên RMIT với 22.500 cựu sinh viên tại Việt Nam và gần 500.000 cựu sinh viên trên toàn thế giới, để luôn đi trước trong thế giới đang thay đổi của chúng ta bằng cách truy cập vào rất nhiều các lợi ích đặc biệt.

Tự nhận bản thân học.. không giỏi

Ít ai biết được rằng, hồi thi chuyển cấp vào lớp 10, Khánh Linh từng không có ý định đăng ký thi vào trường chuyên. Học tại một ngôi trường THCS không phải là trường điểm, rồi trong suốt quá trình học cấp 2 Linh tự nhân mình không phải là học sinh nổi bật, sức học cũng chỉ "làng nhàng" khi so với mặt bằng chung...

Tuy nhiên, một bước ngoặt xảy đến trong cuộc đời dường như làm thay đổi mọi suy nghĩ trước kia của Linh. Trong một lần trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm, cô có tâm sự rằng: "Cô biết là em rất thích tiếng Trung, vậy tại sao em lại không dám bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức bản thân?".

Lời động viên của cô chẳng khác gì một "cú hích" giúp Linh thiết lập lại mục tiêu và dám theo đuổi những thứ "không tưởng" với bản thân vào thời điểm đó. Để thi vào chuyên Trung, thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó là phải biết... tiếng Trung. Vào đầu năm lớp 9, nữ sinh mới bắt đầu làm quen với ngôn ngữ này, từ những thứ đơn giản nhất như: Nguyên âm, phụ âm rồi dần dần là các bộ thủ, ngữ pháp, từ vựng...

Dù xuất phát điểm chậm hơn so với nhiều người, nhưng nữ sinh không lấy đó là vật cản trong hành trình theo đuổi đam mê bởi trong cô bạn có sự quyết tâm và cả niềm tin vào chính mình: "Đến chặng gần cuối, khi mà thực sự mình quyết tâm, mình mới dồn hết sức để theo đuổi mục tiêu của bản thân".

Hồi thi chuyển cấp vào lớp 10, Khánh Linh từng không có ý định đăng ký thi vào trường chuyên

Các trường THPT công lập có tiếng ở Hà Nội thì nhiều, nhưng trong số đó chỉ có trường THPT chuyên Ngoại Ngữ có thi đầu vào là tiếng Trung cho lớp chuyên Trung. Vậy nên, lúc đó Khánh Linh nghĩ nếu tham gia cả hai kỳ thi vào trường chuyên của Sở và Đại học Quốc gia Hà Nội thì hẳn là thử thách không nhỏ vì cô bạn phải học thêm tiếng Anh. Quá nhiều kiến thức phải tiếp thu nên Linh đã đưa ra quyết định có phần táo bạo: Chỉ đặt một nguyện vọng duy nhất vào trường THPT chuyên Ngoại ngữ, "một ăn cả ngã về không".

"Lúc đó mình xác định rõ nếu như không đỗ chuyên Ngoại ngữ thì mình sẽ học trường tư, hoặc các trường công có điểm chuẩn thấp. Mình hiểu rõ rằng bản thân không đủ sức để cân bằng cả 2 kỳ thi chuyên trong cùng một lúc như vậy. Mình 'đánh cược' tất cả vào chuyên Ngoại ngữ", Linh kể lại.

Nữ sinh chuyên Anh nhưng mê hóa - sinh

Do học bán trú, Trân tận dụng thời gian nghỉ trưa ở trường để ôn lại bài, về nhà cô học trò sẽ xem YouTube về lý giải khoa học để học hỏi thêm. Ngoài ra, thời gian rảnh Trân dành để tham gia các hoạt động xã hội - thiện nguyện.

Chia sẻ về bài luận tiếng Anh, nữ sinh cho biết đã viết về cái chết của tế bào, đưa ra góc nhìn tổng quan về cuộc sống.

"Gia đình ba thế hệ của tôi có truyền thống hay ngồi lại cùng nhau trong bữa cơm và nói về những vấn đề thời sự, xã hội, triết lý cuộc sống. Những cuộc trò chuyện đó đã tác động lớn đến bản thân tôi. Đến khi bà cố mất, tôi nhận ra không có gì là mãi mãi, tuy bà cố mất đi nhưng tình yêu thương của đại gia đình dành cho bà vẫn ở đó.

Lớn lên tôi được học về cái chết của tế bào, tế bào cũ phải chết đi để cho tế bào mới sản sinh ra. Nếu cơ thể con người bị gián đoạn quá trình đó, chứng tỏ bản thân họ có sự bất thường trong cơ thể" - Trân nói.

Cô đã đưa những ý này vào bài viết và từ đó nghĩ về cuộc sống, những cái bản thân phải làm, phải cống hiến. Bên cạnh đó, Trân cũng xác định mục tiêu theo đuổi và ghi rõ định hướng để trường tạo điều kiện cho cô học tập.

Hiện tại, Trân đã nhập học ngành kỹ thuật hóa học của Trường Lafayette College (trường nằm trong top 30 các trường đại học khai phóng, Mỹ) với mong muốn nghiên cứu sâu trong lĩnh vực phát triển dược phẩm và sức khỏe công cộng.

"Đại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả, chính vì điều đó mà tôi quyết định theo học lĩnh vực dược phẩm và sức khỏe công cộng. Cả hai lĩnh vực này đều cần cho sự an toàn, phát triển sức khỏe của cộng đồng" - Trân bộc bạch.

Luôn đồng hành cùng con gái, mẹ của Trân, bà Liêu Trịnh Huỳnh Trâm (quận Bình Thạnh), cho biết rất vui mừng và tự hào với kết quả học tập của con.

"Tôi thường mua sách, truyện bằng tiếng Anh cho con đọc. Với những từ vựng khó, tôi nhắc con phải học thuộc. Con chỉ học thêm môn toán, những môn còn lại con đều bảo mẹ để con tự học tại nhà thông qua Internet. Chính ý thức đó đã cho con có khả năng tự học tốt mà không cần ai nhắc nhở" - bà Trâm nói.

Thầy Lê Minh Châu - tổ phó tổ tiếng Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - nhận xét ngoài việc học giỏi Trân còn lễ phép với thầy cô và quan hệ tốt với bạn bè.

"Về học tập Trân có thành tích tốt, chỉn chu, bạn biết cách sắp xếp và đưa ra phương pháp học tập tốt. Ngoài ra, bạn còn có tư chất lãnh đạo, khi bạn làm lớp trưởng lớp cũng đi vào nề nếp.

Các bạn là lứa sinh năm 2006 khá thiệt thòi vì không thi tuyển sinh lớp 10 mà xét tuyển, không ngờ các bạn cũng mang lại nhiều thành tích đáng tự hào cho trường. Tôi mừng cho Trân khi bạn được nhiều trường đại học trên thế giới đồng ý cấp học bổng" - thầy Châu nói.

Sợ sẽ bị thụt lùi so với các "học bá" Thanh Hoa

Bên cạnh đam mê tiếng Trung, thì Khánh Linh cũng là một cô gái yêu sách. Để được chọn ra một cuốn sách mà nữ sinh tâm đắc nhất, thì đó chính là Không Gia Đình của tác giả Hector Malot. Đây là cuốn sách dài đầu tiên mà Linh đọc và nghiền ngẫm.

Linh thấy mình giống cậu bé Remi trong chuyện, một người yêu sự tự do bay nhảy, sẵn sàng phiêu du đến những vùng đất mới để khám phá những điều mới. Tuy nhiên, vì gia đình làm kinh doanh bận rộn, nên nhiều khi Khánh Linh không được thỏa mãn đam mê xê dịch của mình. Có thể nói, đó cũng chính là động lực để Linh quyết định đi du học.

"Mình chọn đi du học chỉ đơn giản là vì thích đi đây đi đó, mình muốn được đi ra ngoài, nhìn ngắm thế giới rộng lớn hơn ngoài kia. 18 năm mình đã ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng đủ để mình hiểu về đất nước, con người, cảnh vật quê hương mình. Trung Quốc sẽ là con đường để mình chọn học cử nhân, rồi sẽ cố gắng dịch chuyển sang phương Tây, có thể là học Thạc sĩ, hay Tiến sĩ... cốt là để xem văn hóa, đời sống của mình như thế nào. Đó là giá trị mình muốn hướng đến thực sự".

Khánh Linh thấy mình giống cậu bé Remi trong cuốn sách Không Gia Đình

Đúng với dự định, sắp tới đây, Khánh Linh sẽ chính thức bắt đầu hành trình du học Trung Quốc của mình. Bên cạnh tâm trạng háo hức thì nữ sinh cũng rất lo sợ về lực học của bản thân sẽ "đuối" hơn so với các bạn học sinh Trung Quốc đỗ trường Đại học Thanh Hoa. Bởi suy cho cùng, Thanh Hoa là một ngôi trường hội tụ những học sinh tinh hoa, xuất chúng của "đất nước tỷ dân":

"Điều mình lo lắng nhất là thực lực của mình có với được lên so với mặt bằng của trường Thanh Hoa không nữa. Mọi thông tin hiện tại mình có khá ít, một phần là vì hội du học sinh Việt Nam ở trường Đại học Thanh Hoa chưa có nhiều, nên không biết nhờ ai giải đáp thắc mắc cho bản thân".

Ngoài ra, Linh cũng khá kén ăn. Trong khi đó, đặc trưng ẩm thực Trung Quốc là những món ăn tê, cay, dầu, mỡ... Không biết khẩu vị của bản thân có phù hợp hay không nhưng nữ sinh hài hước chia sẻ mình nhất định sẽ cố gắng thưởng thức hết những món đặc trưng của nơi đây.

Lê Nam Thuận An (sinh năm 2001, biệt danh Vừng) là một trong những gương mặt Gen Z không quá xa lạ với nhiều người. Đi du học Nhật Bản từ năm cấp 3, giành học bổng nhiều trường đại học top đầu, đặc biệt nhất là suất học bổng 7,2 tỷ và trở thành sinh viên Đại học Cornell - ngôi trường nằm trong IVY League…, Vừng sở hữu hàng loạt trải nghiệm cực "ngầu" mà ai nghe xong cũng phải tấm tắc.

Đỗ vào trường đại học danh giá, nhiều người nghĩ rằng Vừng sẽ đi theo một motif chung giống hầu hết "con nhà người ta": Ngày ngày lên giảng đường rồi thư viện học bài, cố gắng tốt nghiệp Cornell với tấm bằng xuất sắc, học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ… Tuy nhiên, Vừng lại có hướng đi khác hơn một chút. Thay vì chọn sự "an phận" với 4 năm tại Cornell, cô quyết định gap year khi đang là sinh viên năm 2 (gap year là một kỳ nghỉ kéo dài khoảng 12 tháng, trong đó mọi người sẽ tạm gác các công việc học tập chính quy sang một bên để thực hiện những kế hoạch khác nhằm nâng cao kỹ năng và kiến thức).

Thật ra, gap year hiện nay không phải là chuyện quá mới, nhưng đủ can đảm để gap year khi đang theo học một trường đại học hàng đầu thế giới - nơi là mơ ước của biết bao nhiêu bạn trẻ chắc chắn không phải là điều dễ dàng.

Một số thành tích của Lê Nam Thuận An:

- Từng theo học Bằng Tú tài Quốc tế tại trường United World College (UWC), Nhật Bản.

- Chủ nhân phim ngắn "A drop of the Ocean" được công chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế về biển vào tháng 3/2019.

- Trúng tuyển 6 trường đại học ở Mỹ với mức học bổng từ 70-100%.

- Đang theo học tại Đại học Cornell (Mỹ) với học bổng 7,2 tỷ đồng.

- Sở hữu kênh Youtube 210.000 lượt đăng ký, kênh TikTok 220.000 lượt theo dõi, trang Instagram với 115.000 lượt theo dõi.

Quyết định gap year tại Đại học Cornell

Chào Vừng, hành trình Vừng đến với Đại học Cornell đã diễn ra như thế nào vậy?

Hồi nhỏ mình rất hâm mộ những người truyền cảm hứng như Barack Obama, Ruth Bader Ginsburg, Emma Watson... Mình tự tìm hiểu xem con đường của họ đến với vị trí ngày hôm nay là gì và thấy có một điểm chung là họ được đi học tại các trường đại học hàng đầu ở Mỹ. Vậy nên ngay từ khi học tiểu học, mình đã lập kế hoạch là sẽ cố gắng xin học bổng càng sớm càng tốt để có cơ hội theo học tại những môi trường tương tự sau này.

Trước khi theo học tại Cornell thì mình cũng đã từng đạt học bổng du học cấp 3 tại trường United World College ở trụ sở Nhật Bản và dành 3 năm học nội trú với nhiều người bạn đến từ hơn 70 quốc gia khác nhau. Trải nghiệm này đã hoàn toàn thay đổi góc nhìn của mình về sự rộng lớn của thế giới, những cơ hội xung quanh mình. Khi theo học bậc đại học thì mình cũng muốn tiếp tục có một môi trường quốc tế cạnh tranh như vậy để tiếp tục khám phá.

Vừng học ngành gì ở Đại học Cornell và tại sao lại chọn ngành học đó?

Mình học ngành Khoa học thông tin, vì mong muốn có một bộ kỹ năng toàn diện sau khi tốt nghiệp. Hiện tại mình đã được thực hành bộ não sáng tạo trong công việc xây dựng nội dung, nhưng mình vẫn muốn cân bằng khả năng của mình với các kỹ năng cứng khi học các lớp về dữ liệu, phần mềm, cũng như cách tư duy logic mà ngành của mình giảng dạy cho mình.

Ngành Khoa học thông tin ở trường mình có rất nhiều chuyên ngành thú vị, bản thân mình lựa chọn hướng đi về văn hóa và sản xuất số hoá, thì ngoài các lớp về khoa học máy tính, mình vẫn sẽ được đào sâu về các công nghệ xây dựng nên văn hóa tiêu dùng của con người như là việc học ngôn ngữ, văn hóa tiêu thụ nội dung trên mạng và báo chí.

Đang "an phận" tại ngôi trường đại học top đầu thế giới, tại sao Vừng lại quyết định gap year? Có phải học tập ở Cornell quá áp lực, vượt ngoài khả năng của Vừng nên mới phải quyết định như vậy?

Hành trình apply vào Đại học của mình có thể đi theo dự tính, nhưng hành trình mình thực sự đi học tại trường thì lại có rất nhiều điều bất ngờ không theo mong đợi. Năm đầu đại học của mình diễn ra đúng lúc dịch Covid-19 bùng phát, mình phải học tất cả các lớp hoàn toàn online, và hầu như không kết nối được với người bạn mới nào ở trường, cũng như không thực sự cảm thấy bản thân được hòa nhập vào cộng đồng học sinh.

Tới năm thứ hai đi học, được gặp mặt trực tiếp các thầy cô và bạn bè, mình mới biết tới những thử thách khác: mông lung không biết nên chọn ngành học nào cho phù hợp, không rõ là mình muốn theo đuổi ngành nghề gì, cộng thêm nhiều áp lực như mới bước chân vào môi trường học cạnh tranh ở Mỹ… Tất cả khiến mình muốn tạm dừng việc học để tìm hiểu thêm về bản thân và quay lại trường với một tâm thế sẵn sàng hơn.

Cụm từ "khủng hoảng tuổi 21" được sử dụng để nói về những thử thách, chông chênh của các bạn trẻ trước ngưỡng cửa vào đời. Sinh năm 2002 và hiện tại cũng đang 21 tuổi, phải chăng Vừng cũng đang rơi vào khủng hoảng của chính mình đến mức phải gap year?

Mình nghĩ ai cũng sẽ có những rắc rối của riêng mình. Khi đối mặt với chúng, thay vì lựa chọn chiến đấu một mình, mình sẽ tìm cách chia sẻ vấn đề của mình ra với mọi người xung quanh, để từ đó có góc nhìn đa chiều hơn khi đối mặt với những thử thách trong cuộc sống.

Chẳng hạn với việc làm sáng tạo nội dung chẳng hạn, khi gặp phải những bình luận trái chiều, mình thường chọn cách tâm sự tỉ tê với những người bạn thân cùng làm nghề như Thiện Khiêm, Meichan… hay chia sẻ với các anh chị trong công ty để xin lời khuyên để vượt qua chúng.

Thật ra, những khủng hoảng mà mình từng đối mặt chắc hẳn các bạn trẻ khác cũng ít nhiều từng trải qua. Như đã nói ở trên, mình quyết định gap year là vì mình cần hiểu hơn về bản thân, mình thật sự là ai và mình đáng giá như thế nào. Không có gì tốt hơn việc tự mình trải nghiệm và tự tìm kiếm câu trả lời cho những thắc mắc về bản thân cả.

Khi quyết định gap year, bạn có gặp phải bất kỳ lời dị nghị hay phản đối nào không?

Bố mẹ thì rất ủng hộ mình gap year, vì thấy năm đầu đi học của mình không mấy thuận lợi, và bản thân cũng có rất nhiều trăn trở về hướng đi của tương lai mỗi khi mình gọi điện về nhà cho bố mẹ. Bố mẹ rất mong muốn mình nghỉ một thời gian và quan tâm tới sức khỏe thể chất và tinh thần nhiều hơn trong năm gap year.

Tuy nhiên, trong video mình chia sẻ về dự định gap year thì cũng có rất nhiều người xem cảm thấy tiếc nuối hay phản đối vì cho rằng hoàn thành 4 năm đại học liên tiếp sẽ có một mạch đi học và làm việc thuận lợi nhất. Mình cũng đã đọc được những ý kiến như là sẽ bỏ phí thời gian, nhưng trường đại học của mình có rất nhiều bạn khác cũng gap year trong thời gian đang đi học để theo đuổi các hoạt động ngoại khóa, chăm sóc sức khỏe tinh thần, hay làm việc, và khởi nghiệp, nên mình chủ động lắng nghe những ý kiến động viên từ giáo viên tư vấn của mình (advisor) và các bạn sinh viên khác trong trường đã đi gap year. Mình nghĩ ai cũng có con đường riêng và không có một mốc thời gian cố định nào cho hành trình học đại học của mỗi người.

Vừng được và mất gì trong thời gian gap year?

Trong năm gap year, mình đặt ra hai mục tiêu lớn. Thứ nhất, thực tập để thêm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp; Thứ hai, có thể khám phá nhiều nền văn hóa hơn.

Với mục tiêu trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau, mình định apply vào chương trình học bổng Semester At Sea, là một khóa học hơn 100 ngày lênh đênh trên biển ở 11 quốc gia. Mình đã quan tâm và chuẩn bị hồ sơ 1,5 năm trước khi chương trình diễn ra, nhưng mình vẫn trượt học bổng đó những 3 lần!

Tuy nhiên với sự kiên trì và quyết tâm, muốn đi, muốn khám phá, mình đã làm thêm các video YouTube. Mình cũng tìm được người bạn đồng hành có cùng chung sự tò mò về khu vực Trung Đông. Bọn mình đã cùng nhau thực hiện chuyến đi khám phá các đất nước Jordan, Ai Cập, Bahrain, Palestine, Israel, Oman.

Còn với công việc, mình rất thích một công ty truyền thông, nhưng vào đợt mình muốn apply vào công ty thì họ lại không tuyển nhân viên vào vị trí mình mong muốn. Thời gian đó, mình nghĩ rằng để được làm việc tại công ty đó thì mình cần làm một điều gì đó thật đặc biệt. Vậy nên mình đã thực hiện một prank trên YouTube để có thể xin được việc vào trong công ty này - tặng cà phê miễn phí cho nhân viên của công ty và dán sticker QR code video mình giới thiệu bản thân trên YouTube.

Nói thật là trong khoảng thời gian gap year, có không ít khoảnh khắc mình gặp trở ngại, chúng khiến mình nghi ngờ về khả năng của bản thân nhưng đồng thời cũng giúp mình cố gắng vượt ra khỏi vòng an toàn và thử những giải pháp sáng tạo.

Sesigning Your Life của tác giả Bill Burnett và Dave Evans là cuốn sách mình yêu thích, nó có giới thiệu phương pháp Design Thinking áp dụng người đọc có thể áp dụng vào cuộc sống. Phương pháp này nói rằng chỉ có hai loại vấn đề trong cuộc sống là: "Hành động được" và "không hành động được" - và bất kỳ vấn đề nào mà chúng ta có thể thiết kế ra một mô hình giải pháp sáng tạo thì chúng ta đều có thể vượt qua. Các suy nghĩ tích cực từ cuốn sách đó cũng giúp mình có thêm sự can đảm trong năm gap year của mình.

Ngoài thấu hiểu bản thân, còn lý do nào khác khiến Vừng quyết định gap year không?

Trước khi bắt đầu gap year vào năm nay, mình đã làm một video đăng tải lên YouTube để giải thích xem tại sao mình lại quyết định như vậy. Và trong 3 mục tiêu mà bản thân đã đặt ra: (1) Tìm kiếm sự nghiệp hạnh phúc của mình là gì; (2) Được theo đuổi đam mê sáng tạo nội dung và đóng góp vào việc sáng tạo nội dung ở 1 công ty lớn hơn; (3) Tự kiếm thêm thu nhập cho bản thân và có thể đóng góp lại một phần thu nhập cho hoạt động xã hội. Vậy nên khi có cơ hội, mình ngay lập tức thực hiện dự định thành lập một quỹ học bổng Vừng Education Scholarship.

Vừng và quỹ học bổng mang tên "Vừng"

Được truyền cảm hứng từ sự biết ơn với các cơ hội học bổng mà Lê Nam Thuận An (Vừng) từng nhận được trong suốt hành trình đi học, Học bổng Giáo dục Vừng (Vừng Education Scholarship) ra đời và trao lần đầu năm 2023 với mục tiêu khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam hành động và theo đuổi những ước mơ của riêng mình thông qua các hoạt động phát triển bản thân và phát triển sự nghiệp.

Ở bên trên, Vừng nói rằng thành lập một quỹ học bổng mang tên mình là mục tiêu lớn nhất trong hành trình gap year của mình. Vậy thì động lực nào để bạn phát triển "Học bổng Giáo dục Vừng" nhỉ?

"30 năm đầu đời, hãy tập trung vào việc học hỏi; 30 năm tiếp theo, hãy tập trung vào việc kiếm tiền; và 30 năm còn lại của cuộc đời, nếu bạn đã được may mắn đặc biệt, hãy tập trung vào việc trả lại. Học hỏi, Kiếm sống, và Trả ơn - đó là phương châm sống của tôi".

Mình đã nghe lời trích dẫn này trực tiếp từ bài phát biểu của ông Davis tại trường cấp 3 ở Nhật Bản khi mới 15 tuổi vào ngày khai giảng đầu tiên tại trường. Shelby M.C. Davis là một doanh nhân và nhà thiện nguyện người Mỹ, người sáng lập Quỹ Học Bổng Davis, và là nhà tài trợ chủ chốt của United World College và Đại học Cornell.

Được truyền cảm hứng từ Davis với sự biết ơn vô tận đối với các học bổng mà bản thân đã nhận trong đời, cũng như suy nghĩ rằng mình không thực sự phải đợi đến một độ tuổi nhất định để "trả ơn", mình đã tạo ra quỹ học bổng ngay từ năm đầu tiên khi bản thân có thể.

Còn về vấn đề tài chính của "Học bổng Giáo dục Vừng" thì sao?

Chọn lọc từ hơn 1.000 đơn đăng ký, người giành được "Học bổng Giáo dục Vừng" sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính trị giá 1.000 USD (hơn 24 triệu đồng). Trong năm đầu tiên thực hiện, toàn bộ số tiền của quỹ học bổng này được trích ra từ thu nhập của chính bản thân mình.

Từ hơn 1.000 đơn đăng ký ứng tuyển vào quỹ học bổng này, Vừng và team đã làm thế nào để rút ngắn số lượng người đăng ký và chọn lọc ra được những ứng viên phù hợp nhất.

Bọn mình có 2 vòng tuyển chọn là: vòng đơn và vòng phỏng vấn. Chính xác năm nay team đã nhận được 1019 đơn. Mất hơn một tuần làm việc không ngừng nghỉ của các thành viên trong Ban điều hành Học bổng, cùng 3 vị giám khảo đồng hành xuyên suốt trong quá trình diễn ra vòng tuyển chọn là chị Khánh Vy (MC, Content Creator), chị Ruby Nguyễn (Founder/CEO của Curieous) và anh Vũ Anh Duy (Giám đốc Vận hành của Funding Societies Vietnam), cuối cùng chúng mình đã chọn ra được 9 ứng viên xuất sắc nhất bước vào vòng phỏng vấn.

Trong vòng phỏng vấn, sẽ có ít nhất 2 giám khảo mỗi lượt để phỏng vấn từng ứng viên. Bọn mình sẽ có criteria (tiêu chí) chấm điểm như sau: (1) Sự đam mê và tâm huyết; (2) Tác động và đóng góp; (3) Nhu cầu về tài chính; (4) Chất lượng của bài làm.

Từ 4 tiêu chí đó cộng thêm với màn thể hiện trong vòng phỏng vấn của thí sinh, chúng mình sẽ lựa chọn ra người có điểm cao nhất để giành học bổng Vừng năm 2023.

Sau cùng, dự án nào đã giành chiến thắng "Vừng Education Scholarship" năm nay?

Khang A Tủa (28 tuổi) với dự án Ná Nả chính là người giành được "Vừng Education Scholarship" năm 2023. Ná Nả (trong tiếng Mông có nghĩa là "Mẹ ơi") là dự án cộng đồng giúp người H’Mông tự chủ kinh tế qua nông nghiệp bền vững. Đúng với chủ trương "mùa gì mua nấy", mục tiêu của Tủa qua Ná Nả là tạo được nguồn thu nhập bền vững cho người nông dân và nâng cao năng lực tự chủ kinh tế cho phụ nữ địa phương.

Bạn thấy điều khác biệt gì ở Khang A Tủa và dự án Ná Nả?

Khi mình đọc đơn và tham gia phỏng vấn Khang A Tủa, thì bạn có chia sẻ rất nhiều về khó khăn trong tuổi thơ và bạn đã vượt qua những biến cố đó như thế nào. Để đánh giá về Khang A Tủa và Ná Nả, mình thấy bạn có định hướng rõ ràng cho dự án, có cộng đồng và một sự kết nối sâu sắc với cộng đồng. Đây chính là yếu tố đặc biệt ở Tủa.

Vừng chụp ảnh cùng bạn Khang A Tủa

Theo tìm hiểu thì ở Việt Nam chưa có, hoặc nếu có thì rất ít những cá nhân tự phát triển một quỹ học bổng của riêng mình. Là một người "tiên phong", có bao giờ Vừng vấp phải khó khăn?

Chắc chắn là với các kế hoạch được thực hiện lần đầu thì mình gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên đó chính là việc xây dựng đội ngũ để tìm kiếm và chọn lựa ra người xứng đáng nhất nhận được học bổng này. Vì là năm đầu tiên "Học bổng Giáo dục Vừng" được thành lập và đi vào hoạt động, nên nếu chỉ làm đơn lẻ thì mình sẽ không thể kham nổi. May mắn là mình đã có thể kết nối với các anh chị khá có tiếng trong việc giành học bổng. Có thêm góc nhìn của anh chị "tiền bối" đi trước sẽ giúp mình có thêm góc nhìn đa chiều hơn để xây dựng quỹ học bổng này.

Hơn nữa, vì năm đầu đi vào hoạt động, nên mình và Ban điều hành Học bổng không dự tính được số lượng hồ sơ apply là bao nhiêu. Bọn mình lúc đầu ước tính cùng lắm là 100 đơn, nhưng số lượng ứng tuyển thực tế đã bị "vỡ kế hoạch" hơn nhiều (hơn 1000 đơn ứng tuyển thực tế so với 100 đơn dự tính ban đầu). Để giải quyết vấn đề này, ngay trong đêm, mình đã huy động sự hỗ trợ của các bạn trong team, cũng như phân chia một bảng criteria chấm điểm để mọi người thống nhất và nắm rõ trong mọi buổi phỏng vấn.

Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình Học bổng Giáo dục Vừng có thể nói là đã tương đối thành công. Tuy nhiên, trong trường hợp nó không thành công thì sao? Vừng có sợ bị người khác nói mục đích của Vừng khi tạo ra quỹ học bổng này chỉ là đánh bóng tên tuổi, PR bản thân?

Mình luôn biết rõ mục tiêu của bản thân trong từng quyết định. Ví dụ như với kênh YouTube, chủ đích của mình khi tạo dựng là chia sẻ với gia đình về cuộc sống của bản thân khi ở nước ngoài. Vậy nên, mình đã đặt tên kênh YouTube là "Vừng" - tên gọi ở nhà của mình. Tuy nhiên, kênh YouTube đó "trộm vía" lại được nhiều bạn trẻ biết đến và yêu thích, nên dần dà mình mới quyết định mở rộng và phát triển nó hơn nữa. Tương tự với chương trình Học bổng Giáo dục Vừng, mình biết rõ lý do tại sao mình lại muốn phát triển nó từ rất lâu rồi.

Khi làm những công việc trên social media (mạng xã hội) thì sẽ luôn có nhiều luồng ý kiến trái chiều khác nhau. Sẽ có những người yêu thích nội dung mình tạo ra, nhưng cũng có người còn chưa tìm thấy được sự đồng cảm với mình. Tuy nhiên, điều mình quan tâm nhất là những nội dung mà bản thân tạo ra mang lại điều gì cho cộng đồng, chứ mình không quan tâm quá nhiều đến những hiệu ứng phụ xung quanh.

Có buồn không khi có những luồng quan điểm trái với bản thân mình thì tất nhiên là có chứ, nhưng mình sẽ lấy năng lượng từ việc biết rõ chủ đích của bản thân và nhìn mọi thứ theo cách tích cực.

Ở phần trên mình thấy bạn nhắc nhiều đến MC Khánh Vy, vậy thì bạn nghĩ sao nếu bản thân bị đem ra so sánh với Khánh Vy rằng tạo quỹ học bổng này ra để "vượt mặt" sự nổi tiếng của nữ MC nhà đài?

Chị Khánh Vy là một người đi trước trong mảng truyền thông và có nhiều kinh nghiệm hơn mình rất nhiều. Chị cũng là 1 trong 3 vị giám khảo đã giúp mình lựa chọn nhân vật nhận học bổng năm nay.

Thậm chí mình đã học được rất nhiều từ hành trình của chị Khánh Vy, phong cách làm việc chuyên nghiệp và sự tận tâm của chị trong công việc. Mình thấy cả mình và chị đều có con đường riêng, nên kể cả khi so sánh thì mình cũng nhận thấy được những điểm chị Khánh Vy làm tốt và mình có thể học hỏi theo, nên mình không cảm thấy có gì tiêu cực khi mọi người so sánh.

Dự định trong tương lai của bạn là gì?

Trong năm tới, mình dự kiến sẽ tiếp tục theo học năm 3 tại Đại học Cornell ngành khoa học thông tin, và tham gia thêm nhiều hoạt động ngoại khóa ở trường như là CLB Khởi nghiệp, CLB Thiết kế công nghệ sáng tạo, và thử sức mình apply thực tập tại Mỹ. Với các sinh viên quốc tế, tỷ lệ chọi của các chương trình thực tập khá là cạnh tranh, nên kỳ học đầu tiên thì mình dự tính apply khoảng 100 chương trình khác nhau!

Với Học bổng Giáo dục Vừng, mình vẫn không khỏi bất ngờ vì năm đầu hoạt động của học bổng đã có tới 1019 bạn tham gia đăng ký, và mỗi bài làm chất lượng của các bạn đều là nguồn động lực để mình có thể xây dựng một chương trình học bổng chất lượng hơn vào năm sau. Mình mong muốn có thể mở rộng cơ cấu giải thưởng của học bổng, hoặc có thể hỗ trợ nhiều dự án apply tới học bổng hơn vào năm sau!

Cảm ơn Vừng về buổi chia sẻ này!

Nữ sinh Hoàng Bảo Trân (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) đậu học bổng toàn phần 100% của 9 trường đại học trên thế giới - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Vốn học chuyên Anh nhưng Hoàng Bảo Trân lại có niềm yêu thích đặc biệt với hóa học và sinh học. Ngay từ khi vào cấp III, cô đã tự vạch ra cho mình kế hoạch học tập đồng đều giữa các môn.