Những Người Giỏi Tiếng Anh

Những Người Giỏi Tiếng Anh

EF Education First, một trong những tổ chức học thuật lớn nhất thế giới, vừa công bố bảng xếp hạng chỉ số thành thạo tiếng Anh EF EPI ở 113 quốc gia và vùng lãnh thổ trong ngày 18.11 qua việc phân tích kết quả của 2,2 triệu người trưởng thành đã tham gia bài kiểm tra tiếng Anh EF SET của EF Education First trong năm 2022.

Trình độ tiếng Anh của thế hệ trẻ đang bị suy giảm ở một số nơi

Theo đánh giá của EF Education First, trình độ tiếng Anh trung bình ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á giảm nhẹ, do trình độ tiếng Anh giảm dần ở Ấn Độ và chững lại ở Thái Lan.

Trong khi đó, khả năng sử dụng tiếng Anh của người trưởng thành đã giảm sút ở khu vực Đông Á trong vòng 4 năm qua, và ở Nhật Bản kéo dài suốt một thập kỷ. Sự suy giảm này tăng tốc trong năm nay với cả Nhật Bản và Trung Quốc.

Tổ chức này cũng đánh giá trình độ tiếng Anh của thế hệ trẻ đang bị suy giảm ở một số nơi, trong đó ở một số quốc gia lớn, nhóm tuổi trẻ nhất (18-20 tuổi) đang có sự suy giảm về khả năng sử dụng tiếng Anh. Nhưng ở hầu hết các nơi, khả năng sử dụng tiếng Anh của giới trẻ đã ổn định, hoặc nếu có sự suy giảm, thì lý do đến từ sự gián đoạn của hệ thống giáo dục trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Khoảng cách giới tính vẫn tiếp tục tăng. Cũng theo EF Education First, trong suốt thập kỷ qua trên toàn cầu, trình độ tiếng Anh của nam giới đã được cải thiện, trong khi ở phụ nữ lại giảm nhẹ.

Rất nhiều lý do được người học đưa ra để biện minh cho sự…không nói được Tiếng Anh của mình và lý do thường thấy nhất là do “mất gốc”. Vì tiếng Anh tại Việt Nam trước đây thường do thiếu giáo viên nên chỉ dạy ở cấp 3 hoặc cấp 2. Giáo viên lại không có nhiều kinh nghiệm cùng với việc không đầu tư nhiều cho tiếng Anh, nên hiện tại, có rất nhiều người ở độ tuổi đi làm không nói được tiếng Anh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính không nói được tiếng Anh là do “sợ” nhiều hơn là do mất gốc.

Ai cũng biết rõ tiếng Anh là một trong hành trang cần thiết nên trang bị cho mình. Ai cũng rõ rằng giỏi Tiếng Anh là bạn đã mở ra cho mình một cơ hội mới để có một công việc tốt hơn, mức lương cao hơn, nhờ đó mà chất lượng cuộc sống cũng cải thiện hơn.

Vì biết rõ điều đó nên hầu như ai cũng bỏ thời gian đi học Tiếng Anh ít nhất một lần trong đời… Nhưng rốt cuộc thì sao? Số lượng người nói tiếng Anh lưu loát vẫn không nhiều, số lượng lao động có vốn ngoại ngữ tốt vẫn là điều mà các nhà tuyển dụng miệt mài tìm kiếm và vẫn chưa bao giờ hài lòng.

Học tiếng Anh dành cho người đi làm

Rất nhiều lý do được người học đưa ra để biện minh cho sự…không nói được Tiếng Anh của mình và lý do thường thấy nhất là do “mất gốc”. Họ sửa chữa sự “mất gốc” này bằng việc tiếp tục đăng ký các lớp học Tiếng Anh, để rồi thời gian sau đó, họ lại tiếp tục “mất gốc” trong một vòng luẩn quẩn không lối thoát.

Với bản tính rụt rè của người châu Á, việc phải chủ động giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ thực sự là một thách thức. Ngoài ra, nỗi sợ về phát âm chưa chuẩn, bí từ, nghe không hiểu, sai ngữ pháp... đã khiến người học thường mang tâm lý sợ nói. Rốt cuộc là khi không giỏi tiếng Anh thì càng ngại giao tiếp và cuối cùng là sự bế tắc đành đổ lỗi cho “mất gốc” khi không biết làm sao để khắc phục và cải thiện trình độ Tiếng Anh của mình.

Có đủ loại phương pháp, sách vở và cả… mẹo học được cho rằng sẽ cải thiện khả năng Nghe nói Tiếng Anh, thậm chí cả những chương trình được quảng cáo là dành riêng cho người “mất gốc”. Tuy nhiên chẳng phương pháp nào thay thế được điều quan trọng nhất: THỰC HÀNH. Tại sao trẻ con bi bô suốt ngày? Vì chúng đang tập nói. Chỉ vài năm, với trí tuệ chưa phát triển đầy đủ và bắt đầu từ những từ đơn giản nhất, trẻ em đã có thể nói khá thành thạo một ngôn ngữ. Trong khi đó nhiều người tiêu bao nhiêu tiền vào các trung tâm tiếng Anh trong nhiều năm mà vẫn không thể nghe nói tốt hơn một em bé người Anh 5 tuổi.

Rất nhiều phương pháp học tiếng Anh được đưa ra

Vì trẻ con không có một thứ mà người lớn có. Đấy là sự sợ hãi. Chúng không sợ nói sai, không sợ nói nhiều, không sợ bị ai chê cười, không ngại hỏi đi hỏi lại những thứ đơn giản nhất. Vì thế người lớn muốn giỏi ngoại ngữ điều đầu tiên là phải vượt qua được sự sợ hãi của chính mình.

Khi đã giải quyết được sự sợ hãi của bản thân, chúng ta sẽ phải làm gì để có thể nói được tiếng Anh tốt. Trước tiên phải học và rèn luyện đúng cách. Hãy học tập một đứa trẻ, thay vì học tập trung vào Ngữ pháp và từ vựng đơn lẻ, hãy Nghe và Nói.

Nghe nhiều là tốt, nói nhiều cũng tốt, nhưng tốt nhất là vừa nghe vừa nói. Vì sao vậy?

Nếu bạn chỉ nghe (nghe băng, đĩa, xem TV, nghe bài hát) bạn sẽ “biết tiếng Anh” nhưng không “dùng tiếng Anh”, vì nghe là phản ứng thụ động. Nếu bạn rất chăm nói (tự nói một mình, đứng lên phát biểu trong lớp) mà không chịu nghe, bạn sẽ “dùng tiếng Anh” nhưng rất dễ dùng sai, vì bạn ít “biết tiếng Anh”. Vừa nghe vừa nói sẽ giúp bạn sử dụng tối đa kỹ năng, phản xạ, giác quan, trí nhớ của mình.

Hãy tìm kiếm các cơ hội để nghe nói tiếng Anh trực tiếp với nhiều người khác nhau, nhất là những người giỏi tiếng Anh thực sự. Điều này sẽ khiến cho bạn có phản xạ nghe - suy nghĩ và nói tiếng Anh một cách tự nhiên nhất

Hãy nói tiếng Anh như những đứa trẻ

Nhưng nếu không thể dễ dàng tìm thấy những người nói tiếng Anh xung quanh bạn thì sao? Bạn có thể tìm lớp học với giáo viên nước ngoài tại các trung tâm Tiếng Anh, nhưng lớp học đông người không thể giúp bạn tạo ra những đoạn hội thoại liền mạch giúp bạn tư duy và hồi đáp tức thì bằng Tiếng Anh? Hãy yêu cầu dịch vụ dạy 1 thầy- 1 trò tại các trung tâm, nhưng mức chi phí ngất ngưởng của dịch vụ này khó có thể theo đuổi được lâu dài nếu bạn không có túi tiền rủng rình.

Có một phương pháp hiệu quả mà hiện nay ở Việt Nam đang rất được ưa chuộng. Đó là du học tiếng Anh tại Philippines -  Một đất nước có tỉ lệ sử dụng tiếng Anh chuẩn giọng Mỹ lớn thứ 3 trên thế giới. Chỉ cách Việt Nam khoảng 2h di chuyển bằng máy bay, với mức học phí chỉ bằng 1/3 so với du học tiếng Anh ngắn hạn tại Singapore, du học Philippines đang là lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ muốn cải thiện tiếng Anh của mình trong vòng 3-6 tháng của một khóa du học tiếng Anh ngắn hạn. Nếu bạn cũng đã thử hết tất cả mọi cách, mọi mọi, mọi trung tâm rồi mà tiếng Anh vẫn chưa tốt hơn. Vậy hãy liên hệ ngay với chúng tôi để trải nghiệm một phương pháp học tập tuyệt vời với kết quả vượt mong đợi nhé!

Xem thêm: du học tiếng Anh là gì? / Luyện tiếng Anh giọng Mỹ hay giọng Anh.

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Không lồng tiếng chương trình nước ngoài trên TV, giáo viên khuyến khích học sinh tìm tài liệu bằng tiếng Anh là lý do người dân Hà Lan giỏi ngôn ngữ này.

Trong bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh EF English Proficiency Index năm 2019, Hà Lan vượt qua 100 quốc gia và vùng lãnh thổ không sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ để giành vị trí dẫn đầu với điểm số 70,27.

Kết quả trên khiến nhiều người đặt ra câu hỏi tại Hà Lan lại giỏi tiếng Anh đến vậy. Là giám đốc văn hóa tại tổ chức giáo dục Education First (Thuỵ Sĩ), Ming Cheng chia sẻ những lý do khiến người Hà Lan giỏi tiếng Anh.

Có khoảng 17 triệu dân, nhưng năm 2017 nền kinh tế Hà Lan đứng thứ sáu EU, thu nhập GDP bình quân đầu người đứng thứ 12 thế giới. Các quốc gia Nam Mỹ hoặc Trung Đông phát triển thị trường nhờ sử dụng tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Ả-rập, những ngôn ngữ phổ biến thuộc hàng đầu thế giới, chỉ có khoảng 28 triệu người trên hành tinh sử dụng tiếng Hà Lan. Vì vậy, để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu riêng, người Hà Lan đã ưu tiên việc học tiếng Anh, ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới.

Không lồng tiếng chương trình nước ngoài

Các chương trình truyền hình và phim tiếng nước ngoài đều đặt phụ đề tiếng Hà Lan nhưng không được lồng tiếng. Người Hà Lan tin rằng việc lồng tiếng sẽ hạn chế khả năng tiếp cận ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng nghe. Nhờ đó, trẻ em Hà Lan làm quen với tiếng Anh từ rất sớm và gần như lớn lên cùng ngôn ngữ này.

Các quốc gia như Pháp, Đức cho phép lồng tiếng tất cả chương trình nước ngoài có kết quả khả năng sử dụng tiếng Anh thấp hơn Hà Lan. Trong bảng xếp hạng khả năng sử dụng tiếng Anh EF năm 2019, Đức, đứng vị trí thứ 10, được xếp vào nhóm sử dụng tiếng Anh ở mức rất cao và Pháp, đứng vị trí thứ 31, được xếp vào nhóm sử dụng tiếng Anh ở mức trung bình.

Với người Đức, việc học tiếng Anh thường nằm trong phạm vi nhà trường nhưng người Hà Lan học ngay cả khi ở nhà thông qua các chương trình TV buổi tối. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều người Hà Lan nói tiếng Anh Mỹ vì họ xem nhiều chương trình truyền hình Mỹ.

Tiếng Hà Lan và tiếng Anh cùng có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Germanic. Vì vậy, hai thứ tiếng này có những đặc điểm tương đối giống nhau. Rất nhiều từ tiếng Hà Lan có cách viết gần giống từ tiếng Anh, chẳng hạn mạo từ "de" trong tiếng Hà Lan là từ "the", từ "bier" là từ "beer" (bia). Sự tương đồng này giúp người Hà Lan học tiếng Anh dễ dàng, nhanh chóng hơn nhiều dân tộc sử dụng hệ thống ngôn ngữ khác.

Ngoài ra, trên phương diện tính cách, người Hà Lan yêu thích du lịch, cởi mở, hướng ngoại. Qua nhiều thế kỷ, họ đã giao lưu, kết bạn với nhiều quốc gia trên khắp châu Âu để phát triển giao thương, du lịch và luôn mở rộng vòng tay chào đón du khách nước ngoài. Để có thể hòa nhập, họ lựa chọn sử dụng ngôn ngữ phổ biến hàng đầu thế giới. Bằng chứng là trong các cuộc họp ở Hà Lan, nếu có ít nhất một người không biết tiếng Hà Lan, họ sẽ trao đổi bằng tiếng Anh.

Nhiều khóa học tại các trường đại học được giảng dạy bằng tiếng Anh để phục vụ nhu cầu của sinh viên quốc tế không thông thạo tiếng Hà Lan. Các biển hiệu tại sân bay Eindhoven hay sân bay Schiphol chỉ viết bằng tiếng Anh vì hầu hết người dân Hà Lan đều sử dụng ngôn ngữ này.

Người Hà Lan được biết đến với tài kinh doanh nhạy bén, tầm nhìn xa rộng. Công ty Đông Ấn Hà Lan, thành lập năm 1602, là công ty đa quốc gia đầu tiên trên thế giới. Quốc gia này cũng sở hữu nhiều nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu như Royal Dutch Shell, Heineken và IKEA.

Người Hà Lan, đặc biệt là doanh nhân, từ nhiều thế kỷ đã nhận ra tiếng Anh là cơ hội để mở rộng giao thương quốc tế. Vì vậy, họ rất chú trọng việc học và sử dụng ngôn ngữ này trong kinh doanh và mở rộng sang đời sống xã hội.

Hệ thống giáo dục chú trọng tiếng Anh

Luật pháp Hà Lan quy định tất cả trường học bắt buộc phải dạy tiếng Anh cho học sinh từ 10 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trường học tại quốc gia này đưa môn tiếng Anh vào chương trình giảng dạy từ mẫu giáo.

Hầu hết giáo viên khuyến khích học sinh tìm kiếm tài liệu hoặc thực hiện nghiên cứu bằng tiếng Anh vì nguồn thông tin phong phú, giá trị hơn. Người Hà Lan coi việc học tiếng Anh là bắt buộc chứ không chỉ là việc biết thêm một ngoại ngữ. Họ tin rằng người giỏi tiếng Anh sẽ có cơ hội việc làm và cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hiện tại, Hà Lan đưa vào thí điểm 17 trường song ngữ trên toàn quốc, trong đó thời lượng dạy bằng tiếng Anh chiếm ít nhất 50% tổng thời lượng giảng dạy. Dự án sẽ kết thúc vào năm 2023. Nếu kết quả khả quan, quốc gia này sẽ tiếp tục nhân rộng các trường song ngữ để học sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Hà Lan.