Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm văn hóa tương đồng. Giống như người Việt Nam, người Hàn Quốc cũng đón Tết cổ truyền theo âm lịch với nhiều nghi thức, hoạt động mang đậm văn hóa truyền thống.
Thị trường trò chơi điện tử trực tuyến ở Hàn Quốc
Khi ngành công nghiệp trò chơi trên bảng điều khiển video bắt đầu chứng kiến sự trỗi dậy của các nền tảng trực tuyến, họ cũng chứng kiến sự phổ biến ngày càng tăng của trò chơi trực tuyến ở Hàn Quốc. Điều này là do chính phủ Hàn Quốc đầu tư rất nhiều vào ngành CNTT khiến giá máy tính cá nhân giảm xuống. Sự phát triển của đường truyền internet tốc độ cao đã khiến hàng triệu người Hàn Quốc háo hức tham gia chơi game trực tuyến.
Trò chơi điện tử trực tuyến là lựa chọn hoàn hảo cho thể loại trò chơi mà người Hàn Quốc yêu thích. Một thể loại đặc biệt được gọi là trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) đã được các game thủ Hàn Quốc đón nhận hoàn toàn. Một trong những game MMORPG phổ biến nhất ở Hàn Quốc là Lineage. Kể từ năm 1998, Lineage đã trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp game Hàn Quốc. Nó đã tạo ra các phần tiếp theo trên cả PC và di động và đã tạo ra doanh thu hơn 4,5 tỷ USD cho đến nay .
Ngày nay, game thủ Hàn Quốc đang khám phá các thể loại khác ngoài MMORPG như game bắn súng góc nhìn thứ nhất và đấu trường chiến đấu trực tuyến nhiều người chơi (MOBA).
Tương lai của ngành công nghiệp game ở Hàn Quốc
Nhiều công ty game ở Hàn Quốc đã bắt đầu hướng tới chơi game thực tế ảo (VR), đặc biệt là Metaverse. Trò chơi VR đã được tạo ra và hầu hết các trung tâm mua sắm hoặc trung tâm trò chơi ở Hàn Quốc đều có một số dạng trò chơi VR mà mọi người có thể chơi thử. Nhiều trò chơi trong số này không tập trung vào sự cạnh tranh mà tập trung vào việc gắn kết mọi người lại với nhau để có trải nghiệm tuyệt vời. Hầu hết các trò chơi VR được tạo ra ở Hàn Quốc đều được thiết kế để chơi với bạn bè, cặp đôi và các thành viên trong gia đình. Điều này cho thấy nhiều người đang muốn tham gia vào không gian Metaverse. Do đó, điều này có thể mang lại thị trường đại chúng, những người không phải là người hâm mộ trò chơi có thể cởi mở hơn với Metaverse.
Một xu hướng nóng khác trong ngành game là sự xuất hiện của tài sản kỹ thuật số trong game. Các nhà phát triển trò chơi ở Hàn Quốc đang tăng số lượng giao dịch mua trong trò chơi. Tuy nhiên, game thủ không thực sự sở hữu bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào. Tuy nhiên, tài sản kỹ thuật số thông qua công nghệ Blockchain có thể chuyển quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số cho người chơi. Vì vậy trong tương lai gần, game thủ sẽ có thể kiếm tiền từ kỹ năng của mình. Họ sẽ có thể giao dịch hoặc bán các mặt hàng của mình (tài sản kỹ thuật số) để lấy tiền thật. Khi công nghệ Blockchain được cải thiện, ngày càng nhiều công ty game ở Hàn Quốc sẽ sử dụng tài sản kỹ thuật số để cách mạng hóa ngành công nghiệp game. Nó sẽ cho phép họ tạo ra những cơ hội mới cho cả nhà phát triển trò chơi và người chơi, tạo điều kiện cho một loại thị trường giải trí mới. Hãng game Hàn Quốc nào sẽ bước vào xu hướng mới này đầu tiên? Chúng ta phải chờ xem như thế nào.
Nguồn lực mạnh mẽ cho Hải Phòng phát triển
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu khẳng định, Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị được ban hành đã bổ sung các cơ chế, chính sách thuận lợi, mạnh mẽ hơn, thực hiện mục tiêu Hải Phòng phải đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ. Nghị quyết số 45 đã thật sự trở thành nền tảng của mọi định hướng phát triển của thành phố trong hiện tại và tương lai.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Tùng cho biết, ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 45, Ban Thường vụ Thành ủy đã có chỉ thị, chương trình hành động cụ thể và quyết liệt chỉ đạo tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai đến các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn. Thành phố đã cụ thể hóa chương trình hành động bằng 15 nhóm giải pháp chủ yếu với quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển cụ thể để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45.
Hải Phòng tập trung hoàn tất, sớm hoàn chỉnh để các cấp có thẩm quyền phê duyệt như: Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050..., tạo cơ sở nền tảng và nguồn lực mới để kinh tế-xã hội thành phố phát triển mạnh mẽ hơn trong mọi lĩnh vực.
Thành phố Hải Phòng chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương để cụ thể hóa, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển thành phố theo Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, cụ thể như: Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định về thí điểm phân cấp thẩm quyền phê duyệt, trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị thuộc các thành phố Hải Phòng, Cần Thơ và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa...
Cùng với đó, thành phố Hải Phòng thường xuyên, tích cực phối hợp, hợp tác với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng xây dựng và thực hiện các quy hoạch chuyên ngành, phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch chung xây dựng của vùng; phối hợp, liên kết với Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Lào Cai, Sơn La, Đà Nẵng... trong hợp tác, phát triển các lĩnh vực công thương, du lịch, hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực vận tải, tổ chức các sự kiện du lịch quốc gia và quốc tế...
Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn, Nghị quyết số 45 là căn cứ chính trị quan trọng để Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý vững chắc để phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; là nền tảng để tiếp tục khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của thành phố với kỳ vọng tạo ra xung lực mới để Hải Phòng tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Phát triển toàn diện và đột phá
Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Hồng Sơn đánh giá, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị, nhiều kế hoạch, chương trình, đề án, nguồn lực... về phát triển thành phố Hải Phòng được ban hành, triển khai quyết liệt và đạt được kết quả tích cực. Vai trò là trung tâm kinh tế-xã hội lớn của thành phố Hải Phòng đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước tiếp tục được khẳng định. Phát triển kinh tế-xã hội đạt nhiều kết quả ấn tượng, là điểm sáng trong bức tranh chung của cả nước; đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân tiếp tục được nâng cao...
Những kết quả mà thành phố Hải Phòng đạt được trong 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, định hướng của Nghị quyết số 45 và nghị quyết đang thực sự đi vào cuộc sống, đạt kết quả thiết thực.
Quy mô kinh tế Hải Phòng không ngừng được mở rộng, duy trì vị trí thứ hai trong vùng Đồng bằng sông Hồng, sau Thủ đô Hà Nội với tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) theo giá hiện hành năm 2023 đạt hơn 402,5 nghìn tỷ đồng (gấp gần 2 lần so với năm 2018). Theo đó, tỷ trọng GRDP Hải Phòng trong GDP cả nước tăng từ 3% năm 2018 lên 3,9% năm 2023, đạt khoảng 60% so với mục tiêu đến năm 2025 đề ra trong Nghị quyết số 45. Cùng với đó, quy mô các khu vực kinh tế không ngừng phát triển, giá trị sản xuất khu vực công nghiệp-xây dựng năm 2023 đạt hơn 951,6 nghìn tỷ đồng (gấp 2,36 lần năm 2018)...
Theo thống kê, tăng trưởng GRDP bình quân đầu người của Hải Phòng giai đoạn 2019-2023 đạt 11,64%/năm, gấp 2,83 lần tăng trưởng GDP bình quân đầu người của cả nước và gấp 1,97 lần GDP vùng Đồng bằng sông Hồng. Cụ thể, GRDP bình quân đầu người năm 2023 của Hải Phòng đạt hơn 191 triệu đồng/người, tương đương 7.826 USD/người, gấp 1,83 lần năm 2018 và bằng 1,87 lần so với cả nước, đứng thứ hai trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương… Thu nhập bình quân đầu người của thành phố năm 2023 đạt 76,7 triệu đồng/người/năm, gấp 1,29 lần bình quân chung cả nước...
Theo Ban Kinh tế Trung ương, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP giai đoạn 2019-2023 của thành phố Cảng đạt 12,6%/năm, gấp 2,44 lần bình quân chung cả nước và gấp 1,74 lần giai đoạn 2014-2018. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực công nghiệp-xây dựng tiếp tục là điểm sáng, là động lực tăng trưởng của kinh tế thành phố... Cơ cấu kinh tế theo thành phần cũng chuyển dịch tích cực với việc giảm tỷ trọng kinh tế nhà nước, tăng khu vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong GRDP...
Cùng với đó, Hải Phòng cũng là điểm sáng của cả nước về xây dựng nông thôn mới với nhiều cách làm mới, sáng tạo, mang tính thiết thực và hiệu quả. Năm 2019, toàn bộ 137 xã trên địa bàn thành phố đã hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới trước kế hoạch 1 năm và chuyển sang triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện, thành phố đã có 7 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu…
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Tùng khẳng định, các cấp ủy đảng, chính quyền, cùng các tầng lớp nhân dân thành phố Cảng vẫn kiên định và nỗ lực thi đua, phấn đấu cao hơn nữa, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nêu trong nghị quyết. Trong đó, thành phố sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo định hướng phát triển 3 trụ cột chủ yếu: Công nghiệp công nghệ cao, cảng biển-logistics, du lịch-thương mại và chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp đột phá về xây dựng thể chế, phát triển nguồn nhân lực.
Cùng với tập trung hoàn thành các nhiệm vụ còn tồn đọng, chậm tiến độ, thành phố Hải Phòng tích cực phối hợp với các bộ, ngành chức năng trong đề xuất với Trung ương có các giải pháp, cơ chế chính sách đặc biệt, mang tính vượt trội, đột phá, khả thi, phù hợp với thực tiễn... để sớm trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước theo mục tiêu mà Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị đã đề ra...
Năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của Hải Phòng đạt hơn 871 nghìn tỷ đồng, gấp 2,42 lần năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hải Phòng đạt 31 tỷ USD, gấp 3,74 lần năm 2018; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2023 đạt hơn 30%/năm và đứng thứ 5 cả nước về kim ngạch xuất khẩu, đứng thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng... Trong giai đoạn 2019-2023, Hải Phòng đã thu hút hơn 813 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tăng gấp 2,5 lần giai đoạn 2014-2018. Hải Phòng luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư FDI. Giai đoạn 2019-2023, Hải Phòng thu hút gần 14 tỷ USD, góp phần đưa tổng vốn đầu tư FDI trên địa bàn đến nay đạt gần 29,4 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nước, chiếm gần 19% vốn FDI trong vùng Đồng bằng sông Hồng…