Công Ty Tbt

Công Ty Tbt

Cả hai ngôn ngữ đều đáng học, tùy thuộc vào những gì bạn muốn đạt được. Việc học một ngôn ngữ mới đòi hỏi không chỉ thời gian, nguồn lực tài chính và công sức mà quan trọng nhất là thái độ học tập và sự quyết tâm của người học. Dựa trên những ý  mà TBT đã tổng hợp ở trên, bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho bản thân mình.

Bí quyết dạy và học hiệu quả 4 CHỦ ĐỘNG:

Theo Trung tâm Thông tin Thương mại và Công nghiệp (Bộ Công thương), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Hàn Quốc 7 tháng năm 2013 đạt 15,12 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc 11,55 tỷ USD và xuất khẩu chỉ đạt 3,57 tỷ USD.

Thống kê của Trung tâm này cũng cho thấy, sau 20 năm hợp tác giao thương, Việt Nam luôn là nước nhập siêu từ Hàn Quốc. Năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều Việt Nam – Hàn Quốc đạt 21,1 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt gần 5,6 tỷ USD, và nhập khẩu của Hàn Quốc hơn 15,5 tỷ USD, tức Việt Nam đã nhập siêu gần 10 tỷ USD.

Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhưng không thuộc nhóm hàng gia công cho Hàn Quốc là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản.Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam – Hàn Quốc năm 2013 có thể ở mức cao hơn năm 2012, bởi 7 tháng đầu năm Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc xấp xỉ 8 tỷ USD.

Những nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc là máy vi tính và linh kiện, điện thoại, vải may mặc, nguyên liệu nhựa, sắt thép, nguyên liệu dệt may, da giày…Tuy vậy, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có tính bổ sung rõ rệt, không cạnh tranh trực tiếp. Việt Nam đang là nước gia công các mặt hàng có hàm lượng “công nghệ” cao; hàng dệt may cho phía Hàn Quốc. 2 nhóm mặt hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam.

Việt Nam có 2 mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhưng không thuộc nhóm hàng gia công cho Hàn Quốc là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản.

Dưới đây là một số lưu ý về các quy định và tiêu chuẩn mà bạn nên biết khi lập kế hoạch kinh doanh tại Malaysia.

• Chính phủ Malaysia (GOM) có một hệ thống cấp phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng, bao gồm cả vũ khí, vật liệu nổ; xe có động cơ; thiết bị xây dựng hạng nặng; một số loại thuốc và hóa chất nhất định; nhà máy; gỗ; đất; quặng tin, xỉ hoặc các chất cô đặc; và các loại thực phẩm thiết yếu. Malaysia cũng có một hệ thống cấp phép xuất khẩu cho một số mặt hàng cụ thể như hàng dệt may, cao su, gỗ, và dầu cọ.

• Thịt gia súc và gia cầm nhập khẩu được quản lý thông qua việc cấp giấy phép và các biện pháp kiểm dịch. Tất cả thịt bò, thịt cừu, và các sản phẩm gia cầm nhập khẩu khác phải có nguồn gốc từ các cơ sở đã được phê duyệt là đạt tiêu chuẩn giết mổ của ngườiHồi giáo (Halal) bởi nhà chức trách Malaysia.

• Malaysia không tham gia Hiệp định Mua sắm chính phủ của WTO, do đó các công ty nước ngoài không có cơ hội ngang bằng với các công ty nội địa trong vấn đề cạnh tranh hợp đồng. Thường các công ty nước ngoài phải hợp tác với đối tác địa phương mới được xem xét hồ sơ dự thầu.

• Thuế quan là công cụ chính được sử dụng để điều chỉnh việc nhập khẩu hàng hoá tại Malaysia và thuế suất trung bình áp dụng cho các mối quan hệ thương mại bình thường (NTR) là 8,56%.Thuế nhập khẩu thường dao động từ 0% đến 50%

Các giấy tờ cần thiết đối với hàng nhập khẩu

Dưới đây là các loại giấy tờ mà hải quan Malaysia thường yêu cầu doanh nghiệp xuất trình khi xuất khẩu hàng hóa sang Malaysia:

• Tờ rơi, catalogue hoặc các tài liệu khác có liên quan

• Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu hàng hóa được bảo hiểm

• Vận đơn hàng hải hoặc Vận đơn hàng không

• Bằng chứng về việc thanh toán phí vận chuyển

• Tờ khai hải quan (Mẫu số 1) cho biết số lượng, mô tả, giá trị, trọng lượng, số lượng và chủng loại hàng hóa,xuất xứ của hàng hóa. Tờ khai sau khi được điền đầy đủ nên nộp cho cơ quan hải quan tại nơi hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

• Tất cả các loại thuế đối với hàng nhập khẩu cần phải được trả trước khi hàng được xuất khỏi cảng. Thuế phải nộp bao gồm thuế nhập khẩu và thuế bán hàng.

Lưu ý:Malaysia đã tham gia Công ước về tạm nhập hàng hóa (Công ước ATA năm 1988).

• Tất cả các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu phải xác định được đại lý nhập khẩu thông qua việc dán nhãn sau khi hàng hóa đã hoàn tất xong thủ tục hải quan.

• Các loại thuốc chưa được đóng gói phải được ghi nhãn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Bahasa Malaysia, trong đó thể hiện thành phần và các chất chính của thuốc.

• Malaysia yêu cầu ghi nhãn dinh dưỡng cho tất cả các loại thực phẩm. Những loại thực phẩm đã được làm giàu hoặc bổ sung vitamin và khoáng chất nhất định phải ghi rõ hàm lượng các chất này trên nhãn. Nhãn thực phẩm bắt buộc phải theo sát hướng dẫn của Codex: thành phần các chất dinh dưỡng phải được thể hiện theo tỷ lệ phần trăm như trong Bảng tham khảo giá trị dinh dưỡng (NRV) của Codex. Tiêu chuẩn RDA của Mỹ không được chấp nhận tại Malaysia.

• Các công ty có thể dán nhãn ghi các thông tin thành phần dinh dưỡng lên sản phẩm thay vì phải sản xuất loại bao bì đặc biệt dành riêng cho thị trường Malaysia.

• Tất cả các loại thịt, các sản phẩm từ thịt đã qua chế biến, gia cầm và trứng phải nhận được chứng nhận Halal từ Trung tâm Hồi giáo (Pusat Islam).

Những mặt hàng bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu

• Malaysia rất ít khi áp dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, ngoại trừ một số ít những sản phẩm quan trọngtrong việc bảo vệ ngành công nghiệp địa phương hoặc vì lý do an ninh.

• 17% các dòng thuế của Malaysia (chủ yếu đối với thiết bị xây dựng, nông nghiệp, khoáng sản và các loại xe cơ giới) đều yêu cầu các loại giấy phép nhập khẩu nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nhạy cảm hoặc chiến lược.

Quy định hải quan và thông tin liên hệ

• Malaysia cũng sử dụngHệ thống hài hòa thuế quan (HTS) cho việc phân loại hàng hóa.

• Nên gửi các thắc mắc liên quan đến việc phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu phải đến các trạm hải quan cụ thể – nơi hàng hóa của bạn sẽ được xuất hoặc nhập khẩu.

• Để biết thêm thông tin, vui lòng xem trang web của Hải quan Hoàng gia Malaysia (Royal Malaysian Customs).

Các tiêu chuẩn và Mức định giá đánh thuế phù hợp

• Malaysia tuân thủ “Mã tiêu chuẩn” của WTO về hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

• SIRIM Berhad, trước đây là Viện Tiêu chuẩn và Nghiên cứu công nghiệp Malaysia, là công ty quốc doanh cung cấp các cơ sở về thể chế cũng như kỹ thuật cho Chính phủ Malaysia trong việc phát triển các tiêu chuẩn và các dịch vụ chứng nhận chất lượng. Do đó, SIRIM là cơ quan hàng đầu trong việckiểm tra sản phẩm và chất lượng nhãn hiệu. Để xem chi tiết danh sách các chứng nhận SIRIM cung cấp, bạn có thể truy cập http://www.sirim-qas.com.my/certlist2.asp.

• Một số tổ chức thử nghiệm quốc gia quan trọng đang hoạt động dưới sự điều khiển của SIRIM. Những tổ chức này xác định cấu trúc và mục tiêu của các tiêu chuẩn quốc gia cũng như đảm bảo chất lượng của các sản phẩm.

• Malaysia là một thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và có tham gia vào Thỏa thuận công nhận lẫn nhau của APEC, và các quy định về giấy chứng nhận của Malaysia tuân theo thỏa thuận này.

• Cục Tiêu chuẩn Malaysia cung cấp dịch vụ kiểm định cho cơ quan cấp giấy chứng nhận, cũng như cơ quan kiểm tra và thử nghiệm.

• Công báo chính thức của Malaysia là “Chính phủ Công báo” (Government Gazette). Các dự thảo đề xuất cũng như các quyết định cuối cùng đối với các quy chuẩn kỹ thuật sẽ được công bố trên Công báo này. Tuy nhiên, để tiếp cận các thông tin chính phủ qua Internet, bạn cần phải bỏ ra một khoảng phí.

• Website LawNet cung cấp các thông tin cơ bản, đồng thời cũng nhận thông tin phản hồi về bất kỳ vấn đề nào. Các công ty cũng có thể xem và bình luận về các tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật được đề xuất thông qua các website của SIRIM Berhad. Bạn cũng có thể tìm thấy danh sách các tiêu chuẩn hiện hành trên website SIRIM ở mục “MS Catalog Online”.

Các hiệp định thương mại Malaysia đã ký kết

• Malaysia là thành viên của Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) – Hiệp định giúp giảm các rào cản thương mại giữa các nước thành viên trong khoảng thời gian 15 năm.

• Malaysia đã ký kết và thực hiện FTA song phương với Nhật Bản và Pakistan. Gần đây nhất, Malaysia đã kết thúc đàm phán FTA với New Zealand.

• Malaysia cũng là thành viên của 5 FTA khu vực, cụ thể là ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Nhật Bản, ASEAN-Australia-New Zealand và ASEAN-Ấn Độ.

• Malaysia đang đàm phán FTA song phương với Ấn Độ, Chile, Australia và FTA khu vực ASEAN-EU.

• Năm 2010, Malaysia đã đồng ý tham gia đàm phánHiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các cuộc đàm phán về TPP vẫn đang tiếp diễn. Năm 2004, Mỹ và Malaysia cũng đã ký kết một Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư.

• Malaysia cũng là một thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền ở Malaysia

Malaysia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đồng thời cũng đã ký kết công ước Bern,công ước Paris, và Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS).

Chỉ công dân Malaysia hoặc người cư trú tại Malaysia mới có thể trực tiếp nộp đơn xin cấp bằng sáng chế. Người nước ngoài chỉ có thể được nộp đơn xin cấp bằng sáng chế bằng cách nhờmột cơ quan chuyên đăng ký bằng sáng chế ở địa phương làm đại diện. Luật Bằng sáng chế năm 1983 của Malaysia quy định thời gian bảo vệ là 20 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp bằng sáng chế.

Khi một thương hiệu đã được đăng ký, các cá nhân hoặc công ty khác sử dụng lại thương hiệu này sẽ bị xem là bất hợp pháp. Thời gian bảo hộ cho một thương hiệu là 10 năm, sau đó người chủ thương hiệu phải đi gia hạn để tiếp tục được bảo hộ.

Luật Bản quyền năm 1987 của Malaysia có thể xem là đã bảo vệ toàn diện cho các sản phẩm có bản quyền. Bộ luật nàyphân loại rõ các loại hìnhtác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và phạm vi bảo hộ. Phần mềm máy tính, các tác phẩm âm nhạc và văn học thuộc loại hình sản phẩm được bảo vệ.

Người nước ngoài muốn nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải nhờmột cơ quan chuyên đăng ký ở địa phương làm đại diện. Thời gian bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp là 5 năm, và sau đó nếu đủ điều kiện thì thời hạn này có thể mở rộng thêm 10 năm nữa.