Tham quan lăng Hồ Chủ Tịch là một trải nghiệm đặc biệt linh thiêng đối với không chỉ người dân Việt Nam và mà còn với cả du khách quốc tế. Để tôn vinh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, việc lựa chọn trang phục phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Vậy đi lăng Bác mặc gì phù hợp? Quy định trang phục vào lăng Bác như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để được Đồ da Tâm Anh bật mí chi tiết nhé!
Quy định vào thăm lăng Bác mới nhất 2024
Ngoài trang phục, du khách hãy tuân thủ thêm các quy định khác của ban quản lý lăng
Sẽ có những quy định vào lăng Bác bắt buộc cần phải tuân thủ. Dưới đây là những quy định khi tới thăm lăng Bác mới nhất năm 2027:
– Du khách tới tham quan lăng Bác phải đảm bảo trang nghiêm, trật tự theo sự hướng dẫn của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ.
– Đối với những cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân muốn quay phim, chụp ảnh, vẽ phong cảnh trong khu vực bảo vệ phải có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản lý Lăng.
– Khi tới thăm lăng Bác, cấm du khách quay phim, chụp ảnh, vẽ phòng đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lăng. Bên cạnh đó, cấm đưa những hình ảnh phim và bản vẽ phòng đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lăng lên những phương tiện thông tin đại chúng.
– Khách tới viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có thái độ nghiêm túc, mặc trang phục chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng. Không gây ồn ào làm mất trật tự; không chỉ trỏ, sờ tay vào tường; không cho tay vào túi quần, túi áo và không hút thuốc lá.
– Khách đến viếng, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh phải gửi hành lý và qua cổng kiểm tra an ninh; được phép mang theo ví xách tay phụ nữ, mũ, nón, ô, áo mưa, vàng, kim loại quý, điện thoại di động, túi xách nhỏ đựng tiền, máy ảnh du lịch (đã tắt nguồn). Nếu mang theo camera, máy ảnh chuyên dụng cồng kềnh thì trước khi vào Lăng phải gửi tại nơi nhận, trả hành lý của Đoàn 275.
Độc giả cũng quan tâm: Đi Sapa mặc gì đẹp?
Lăng Bác mở cửa vào thứ mấy?
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa vào buổi sáng các ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Đối với buổi chiều thì lăng không tổ chức lễ viếng. Ngoài ra, vào thứ 2 và thứ 6 cũng không tổ chức lễ viếng.
Lịch tham quan lăng Bác Hồ cụ thể như sau:
Đối với mùa nóng (từ 01/04 đến ngày 31/10 hàng năm):
Đối với mùa lạnh (từ 01/11 đến ngày 31/03 năm sau):
Ngoài ra, du khách cần lưu ý tới quy định gửi xe lăng Bác. Nếu du khách đi xe máy thì có thể gửi xe ở bên ngoài tại đường Ông Ích Khiêm – Đối diện với bộ Tư lệnh lăng hoặc số 19 đường Ngọc Hà – Cổng vào bảo tàng Hồ Chí Minh.
Trên đây là giải đáp toàn bộ thông tin về đi lăng Bác mặc đồ gì? Hy vọng qua những thông tin được Đồ da Tâm Anh bật mí ở bài viết giúp bạn lựa chọn được trang phục khi vào thăm lăng Chủ tịch một cách phù hợp!
Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Hà Nội) cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vào Lăng viếng Bác, UBND thành phố Hà Nội đã bố trí các vị trí, tuyến phố để sắp xếp phương tiện dừng, đỗ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông...
Lực lượng CSGT thực hiện nhiệm vụ phân luồng, phân làn giao thông dịp nghỉ lễ.
Cụ thể, Phòng Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng hướng dẫn các phương tiện tạm dừng đỗ tại 9 vị trí:
Vị trí 1, trong khuôn viên bãi đỗ xe Bảo tàng Hồ Chí Minh (địa chỉ: số 19A, 19B phố Ngọc Hà).
Vị trí 2, phố Ngọc Hà (đoạn từ Lê Hồng Phong đến 19C Ngọc Hà, bên dãy số lẻ).
Vị trí 3, điểm trông giữ xe công cộng Ngọc Hà (đoạn đầu dốc Ngọc Hà, cạnh Công viên Bách Thảo).
Vị trí 4, phố Lê Hồng Phong (đoạn có dải phân cách từ Ông Ích Khiêm đến Ngọc Hà).
Vị trí 5, phố Hoàng Diệu (đoạn từ lòng đường mở rộng thiết kế bãi đỗ xe đối diện tượng đài Bắc Sơn đến Phan Đình Phùng).
Vị trí 6, đường Hùng Vương (đoạn từ Lê Hồng Phong đến Trần Phú) ưu tiên xe 45 chỗ để tại đây.
Vị trí 7, bãi đỗ xe của khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội (số 19C Hoàng Diệu).
Vị trí 8, trong khuôn viên sân của nhà thi đấu thể thao Quần Ngựa.
Vị trí 9, hai bên đường trục Văn Cao (đoạn từ Liễu Giai đến Trích Sài).
Phòng Cảnh sát giao thông lưu ý, khi số lượng xe ô tô tăng cao dịp cao điểm lễ, sự kiện lớn, UBND thành phố giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng chủ động hướng dẫn phương tiện đỗ trên tuyến Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư (quận Hoàn Kiếm) và trong công viên Bách Thảo. Các phương tiện di chuyển theo hướng dẫn của lực lượng chức năng ứng trực trên đường.
Đông đảo đồng bào cả nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp nghỉ lễ.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 1266/UBND-KTN về công tác chuẩn bị phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương.
Theo đó, UBND Thành phố thống nhất về chủ trương triển khai thực hiện một số nội dung liên quan đến hoạt động vận tải hành khách công cộng phục vụ khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương theo đề xuất của Liên ngành: Sở Giao thông Vận tải và Sở Du lịch tại Báo cáo số 438/BCLN-SGTVT-SDL ngày 27/4/2023.
Giao Sở Giao thông Vận tải, Sở Du lịch thông tin rộng rãi đến người dân và khách du lịch biết, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng trình tự, quy định của pháp luật; đối với những nội dung vướng mắc phát sinh, chủ động theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
Giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải trong việc thực hiện hỗ trợ kinh phí với các đơn vị kinh doanh xe du lịch 2 tầng thoáng nóc tổ chức vận chuyển du khách miễn phí trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023; khối lượng bổ sung, phát sinh đối với 03 tuyến xe buýt điều chỉnh (nếu có); báo cáo UBND Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền.
UBND TP. Hà Nội cũng giao UBND các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm kiểm tra, rà soát các bãi đất trống để bố trí làm bãi đỗ xe tạm cho phương tiện đưa đón khách du lịch trong các đợt cao điểm, các dịp Lễ, Tết trên địa bàn Thành phố.
Những trang phục khi vào lăng Bác không nên mặc
Hiện nay, vẫn chưa có bất kỳ quy định trang phục vào lăng Bác cụ thể nào. Tuy nhiên, không phải những trang phục nào cũng nên mặc khi tới những chốn linh thiêng. Trang phục mặc khi tới lăng Chủ tịch cần tuân thủ theo nguyên tắc lịch sự và nghiêm túc. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không được mặc quần áo quá ngắn.
Du khách tuyệt đối tránh xa những chiếc quần short ngắn “cũn cỡn”, áo hai dây, áo hở lưng. Hay những chiếc váy ngắn chưa qua đầu gối. Ngoài ra, du khách cũng lưu ý không nên mặc những trang phục xuyên thấu gây phản cảm, những chiếc áo sơ mi mỏng tang hay những chiếc quần legging ôm sát không được che chắn cẩn thận.
Cách phối đồ mùa đông cho nam hợp fashion 2024
Giải đáp một số câu hỏi thắc mắc về trang phục vào lăng Bác
Bên cạnh câu hỏi “đi lăng Bác mặc đồ gì?”, cũng có rất nhiều thắc mắc khác của du khách khi tới thăm lăng Bác như: vào lăng bác có mất vé không, lăng Bác có mở cửa chủ nhật không, lăng Bác mở cửa thứ mấy,…Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thắc mắc khi vào lăng Bác:
Thăm lăng bác mặc đồ gì? Thử diện chân váy dài phối cùng áo lịch sự
Đối với những bạn gái điệu đà, muốn mặc váy thì có thể lựa chọn những chiếc chân váy dài quá gối. Với trang phục này, bạn có thể kết hợp cùng với áo sơ mi, áo thun,…Vừa đơn giản, nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo được sự lịch sự.
Lưu ý: Ngoài những trang phục vào thăm lăng Bác mà chúng mình gợi ý ở trên, bạn cũng có thể tự chọn phối cho mình những trang phục khác như áo polo, áo phông, quần jeans, quần kaki,… sao cho đảm bảo được yếu tố đủ sự lịch sự, trang nghiêm và không gây ra sự phản cảm cho người nhìn.
Hãy cố gắng đảm bảo sự lịch sự, tính nghiêm trang khi ghé thăm địa danh này của Thủ đô
Khi lựa chọn trang phục vào lăng Bác, bạn cũng nên lựa chọn những kiểu giày thoải mái khi di chuyển. Bởi số lượng người chờ vào viếng Bác khá đông nên việc phải đứng xếp hàng là khó tránh khỏi, chưa kể cạnh quần thể lăng Chủ tịch còn rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác.
Một đôi giày thoải mái sẽ phần nào giúp bạn có chuyến đi thuận lợi hơn và giảm bớt được các tình trạng xước chân, bầm, tím khi di chuyển quá nhiều.