Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) là một vùng gió xoáy, có đường kính tới hàng trăm kilômét, hình thành trên vùng biển nhiệt đới. Ở Bắc bán cầu, gió thổi xoáy vào trung tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Áp suất khí quyển trong bão thấp hơn rất nhiều so với xung quanh và thường dưới mức 1000mb. Sự chênh lệch về khí áp ở vùng tâm bão với các vùng xung quanh là nguyên nhân gây ra tốc độ gió bão rất lớn. Bão, ATNĐ có thể ví như một chiếc bánh khổng lồ, khi cắt đôi chiếc bánh đó ta thấy bên trong nó cũng có nhân bánh đó là mắt bão và thành mắt bão (xem hình 1.1).
Chiều tối 7/9, khu vực nội đô Hà Nội gió tăng lên cấp 8, giật cấp 10
Ngày 7/9, theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ, thành phố Hà Nội đã có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 7/9, các nơi phổ biến từ 30-60mm. Hồi 13 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh - Thái Bình.
Dự báo tác động của bão, gió mạnh chiều và đêm 7/9, các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 10. Chiều và đêm 7/9, thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.
Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ chiều tối đến đêm 7/9. Dự báo tác động của gió mạnh: Gió mạnh có thể gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Cấp độ rủi ro thiên tai do bão: Cấp 3. Mưa lớn từ nay đến sáng 9/9, thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông (mưa to đến rất to tập trung từ chiều 7/9 đến sáng 8/9).
Hơn 450.000 cán bộ, chiến sĩ quân đội giúp dân ứng phó bão số 3
Theo báo cáo của Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam, quân đội đã huy động hơn 450.000 người và hơn 10.000 phương tiện sẵn sàng ứng phó siêu bão số 3.
Trong đó, có hơn 400 xe đặc chủng, hàng nghìn ô tô, tàu thuyền và 6 máy bay trực thăng. Các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5; Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa và di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 3 thực hiện nhiệm vụ tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn sắp xếp neo đậu tàu, thuyền tại nơi tránh trú an toàn, xử lý kịp thời tình huống có thể xảy ra.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã huy động 6.500 người, hơn 110 đội ứng cứu thông tin, trang bị thêm hàng nghìn máy phát điện để tránh bị đứt gãy thông tin, đường truyền, đảm bảo an toàn thông tin liên lạc trong thời gian bão đổ bộ vào đất liền.
Thái Bình: Di dời toàn bộ số lao động tại ao đầm nuôi trồng thủy hải sản
Bắt đầu từ rạng sáng 7/9, trên địa bàn tỉnh Thái Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Bình, đợt mưa này kéo dài đến ngày 9/9 với lượng mưa phổ biến từ 200-300mm; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Theo báo cáo nhanh của các cơ quan chức năng và địa phương, đến sáng 7/9, toàn bộ số lao động tại các chòi canh coi ngao, ao đầm nuôi trồng thủy, hải sản ở trong và ngoài đê đã được di dời vào nơi an toàn.
Cụ thể, tại huyện Tiền Hải - một trong hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy
Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, toàn huyện có 1.794 lao động làm việc tại khu vực chòi canh coi ngao và nuôi trồng thủy, hải sản ven biển. Trong đó, tại các chòi canh ngao có 814 lao động, tại các ao đầm nuôi trồng thủy sản ở trong và ngoài đê là 971 lao động. Đến cuối giờ chiều 6/9, chính quyền các xã đã di dời toàn bộ số lao động tại các chòi canh coi ngao và ao đầm nuôi trồng thủy, hải sản ở trong và ngoài đê vào nơi an toàn; đồng thời tổ chức lực lượng canh gác bảo đảm an ninh, trật tự ở những khu phải di dời dân.
Cùng với đó, các đồn biên phòng đóng trên địa bàn huyện Tiền Hải đã liên lạc được 100% phương tiện tàu, thuyền về nơi tránh trú bão an toàn. Trong đó, có 483 phương tiện với 1.121 lao động đã vào neo đậu tại các bến trong tỉnh; 18 phương tiện với 32 lao động neo đậu tại các bến ngoài tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 102 nhà yếu với 241 người; số dân sống ngoài đê quốc gia là 234 hộ với 651 khẩu. Tất cả các hộ đang chằng chống nhà cửa, cam kết di dời vào nơi tránh trú trước khi bão đổ bộ vào đất liền. UBND huyện giao các ngành, xã sẵn sàng phương tiện, địa điểm và bảo đảm nhu cầu thiết yếu tại nơi tránh trú để phục vụ người dân.
Gió giật cấp 13 tại đảo Bạch Long Vỹ, Hải Phòng
Sáng 7/9, ông Đào Minh Đông, Chủ tịch UBND huyện Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) cho biết, hiện trên đảo Bạch Long Vỹ, gió Tây Tây Nam cấp 11, giật cấp 13, biển động rất mạnh.
Theo ông Đào Minh Đông, để chủ động phòng, chống bão số 3, trước đó, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện đã giao Trung tâm y tế quân dân y sẵn sàng lực lượng y, bác sỹ và cơ số thuốc men dự trữ phục vụ phòng, chống bão. Lãnh đạo UBND huyện và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trực tiếp, liên tục kiểm tra tình hình triển khai các phương án phòng, chống bão tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư và âu cảng trên địa bàn huyện; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để chủ động ứng phó.
Đường ra khu 2 Đồ Sơn ghi nhận nhiều cây xanh gẫy đổ do gió lớn từ hoàn lưu bão số 3.
Trước đó, hơn 100 tàu thuyền neo đậu trong âu cảng Bạch Long Vỹ và đưa lên bờ, đã được neo buộc, chằng chống cẩn thận. Toàn bộ ngư dân trên các tàu thuyền và các hộ dân sống ven bờ kè đảo Bạch Long Vỹ đã được di dời tránh trú tại nhà đa năng của huyện.
Chính quyền và các ban, ngành huyện Bạch Long Vỹ đã hướng dẫn, hỗ trợ bà con chằng chống nhà cửa, kho tàng, đảm bảo an toàn vật nuôi, rau màu.
Thiếu tướng Hà Tất Đạt kiểm tra, giao nhiệm vụ phòng, chống bão số 3 cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh.
Dự báo diễn biến của bão số 4 (trong 24 giờ tới)
Trên biển: Vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), sóng biển cao 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động mạnh.
Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, ở khu vực biển từ Bình Định đến Cà Mau; phía Nam của khu vực Giữa Biển Đông, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao từ 3,0-5,0m. Biển động mạnh.
Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3-0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Trên đất liền: Từ sáng ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.
Đề phòng xuất hiện các ổ mây dông mạnh phía trước hoàn lưu bão. Trong điều kiện thời tiết xảy ra mưa dông mạnh, hệ quả đi kèm với nó là cây xanh gãy đổ, các mái tôn, biển hiệu quảng cáo có thể bị thổi bay trong không khí.
Mưa lớn: Từ ngày 19/9 đến ngày 20/9, ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Đề phòng mưa cường suất lớn (>150mm/6 giờ) ở khu vực từ Quảng Trị-Đà Nẵng trong ngày 19/9.
Ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Mưa lớn dẫn đến tình trạng ngập lụt cho các khu vực đô thị, nơi tập trung đông dân cư do nước không kịp thoát